Banner 468

.
Facebook
RSS

Bệnh sỏi thận – Đừng chết vì thiếu hiểu biết

-
Kim Mai

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm sẽ dễ gây ra suy thận.
Có nhiều yếu tố gây sỏi thận như nhiễm độc, vài loại ẩm thực, thuốc và những điều kiện làm tăng hàm lượng canxi hay những chất khác như oxalat và axit uric trong nước tiểu. Loại sỏi thận thường thấy nhất là loại sỏi thận chứa canxi.
soi-than
Những con số thông kê
Đối với đàn ông, giai đoạn đầu cơn đau sỏi thận thường xảy ra giữa tuổi 30 và 60. Tỷ lệ mắc bệnh cho đàn ông chưa từng mắc bệnh sỏi thận bao giờ là từ 3 tới 4 trường hợp cho 1000 người trong một năm giữa tuổi 30 và 60 và giảm dần với tuổi. Đối với đàn bà tỷ lệ cao nhất giữa tuổi 20 và 30 (khoảng 2 cho 1000 người mỗi năm) và giảm xuống 1 cho 1000 đàn bà trong một năm cho 10 năm sau.
Những cuộc nghiên cứu mới đây thông báo sự mắc bệnh sạn tận tái hồi từ 30% – 50% trong 5 năm. Tỷ lệ bệnh tái phát đối với đàn ông được báo cáo là 3 lần cao hơn đối với đàn bà. Tuy nhiên, những sự kiện lấy từ những nghiên cứu có kiểm soát ngẫu nhiên cho thấy tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn, từ 2 cho 100 người một năm cho tới 5 cho 100 người một năm.Một sỏi thận sẽ được kết tụ khi nồng độ những chất kết hợp thành cao hơn độ tan biến của chúng. Nguyên nhân kết hợp sạn thận thay đổi với tùy loại sạn. Sỏi cystin chỉ tạo thành ở những người mắc chứng rối loạn liệt gen thể nhiễm sắc định hình (autosomal recessive disorder), có cystin trong nước tiểu. Sỏi axit uric kết tụ ở những người có nước tiểu axit, có hay không có bệnh trong nước tiểu có axit uric. Sỏi struvite chỉ kết tụ khi bị nhiễm trùng niếu quản phần trên do vi-trùng sản xuất urease. Sỏi đôi khi kết hợp do sự kết tủa của những thuốc như acyclovir và indinavir.Có nhiều loại sỏi thận. Khoảng 83% sỏi của đàn ông và 70% sỏi của đàn bà có chứa canxi, dưới hình thức canxi oxalat.
Nói chung, bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay những bệnh cơ quan như bệnh cường tuyến cận giáp (hyperparathyroidism) thường gây nên dưới 10% sỏi thận cho đàn ông và 25% sỏi thận cho đàn bà. Các loại sạn khác như cystin, uric và struvite thường ít thấy hơn. Tuy nhiên, chúng cần được chú trọng vì sự bệnh có thể tái phát .
Sỏi có chứa đựng canxi có nhiều nguyên nhân. Sỏi chứa canxi phosphat xảy ra khi có nhiều canxi trong nước tiểu, có ít citrat trong nước tiểu và nước tiểu kiềm. Sỏi loại này thường là kết quả của những bệnh như bệnh ống thận quá acid và bệnh cường tuyến cận giáp. Sỏi canxi oxalat kết hợp khi nồng độ canxi, oxalat, hay axit uric tăng lên và citrat trong nước tiểu giảm xuống.
Phân loại sỏi thận
Sỏi canxi
Sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, kết cấu khác nhau. Sỏi canxi hình hành trong thận và đường tiểu khi nồng độ canxi trong thận vượt quá mức cho phép. Canxi thường tạo sỏi với oxalat – chất thường gặp trong các thức ăn giàu dinh dưỡng ví dụ như cải thìa, củ cải, củ cải đường, sô cô la đen. Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người có nguy cơ mắc sỏi canxi cao nên tránh ăn các thức ăn có chứa nồng độ oxalat cao và cần uống hơn 12 ly nước/ngày (khoảng 2,5 – 3lít/ ngày).
Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng
Sỏi struvite tạo thành trong thận là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong đường tiểu. Sỏi struvite chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Sỏi struvite được tạo thành do magie kết hợp với những chất thải của vi khuẩn ví dụ như ammoniac. Người ta thấy sự xuất hiện sỏi struvite hầu như luôn luôn đi kèm với tình trạng tắt nghẽn hay nhiễm trùng đường tiểu. Vì thế, đối với những người bị sỏi struvite, việc dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng tiểu được xem là một bước bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình điều trị.
Sỏi axit uric
Sỏi axit uric thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi. Một số bệnh lý di truyền có thể làm thay đổi cân bằng pH của nước tiểu thúc đẩy sự tạo thành sỏi. Nước tiểu có nhiều axit thường gặp ở những người béo phì và những người tiểu đường kháng insulin. Vì thế, những người này cần phải được kiểm soát nồng độ axit uric và có những xét nghiệm tầm soát sỏi định kỳ. Hiện nay, một vài loại thuốc làm tăng nồng độ pH có thể được chỉ định cho những bệnh nhân mắc phải loại sỏi axit uric.
Sỏi cystin
Sỏi cystin rất hiếm, thường gặp ở những người có yếu có di truyền làm chống lại sự đào thải amino axit cystin. Trong các loại sỏi thì sỏi cystin có tính di truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh thì rất dễ thừa hưởng gen di truyền và có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã có thể ngăn ngừa loại sỏi này bằng thuốc. Song song đó, hầu hết những chuyên gia sức khỏe cho rằng những người có nguy cơ mắc loại sỏi này nên uống thật nhiều nước và tránh các thực phẩm giàu cystin hay những thức ăn chứa nhiều đạm nói chung.
KTT_01
Nguyên nhân sỏi thận
Sỏi thận do lắng đọng
Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày. Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi. Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ. Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
 Chế độ ăn uống không hợp lý
Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
Nhiễm trùng bộ phận sinh dục
Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
Do dị vật
Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn
Lười vận động
Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Đặc tính công việc của dân văn phòng là thời gian ngồi khá dài, vận động ít, sau khi tan tầm rất nhiều người cũng không thích vận động. Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.
Dấu hiện nhận biết bệnh sỏi thận
Sỏi thận có thể có hoặc không thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản – ống nối liền thận và bàng quang. Vào thời điểm đó, những dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra:
– Đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng dưới và háng, cơn đau kéo dài hàng giờ, thường xuất hiện sau khi vận động mạnh.
– Đau khi tiểu tiện, nước tiểu đục, có màu hồng, màu đỏ hoặc nâu.
– Một số triệu chứng khác: buồn nôn và nôn, tăng số lần đi tiểu, sốt và ớn lạnh nếu nhiễm trùng hiện tại.
Phương pháp điều trị
Với sỏi nhỏ dưới 5mm, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài.
Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
Sau khi điều trị nội khoa như trên không có kết quả, bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa với các phương pháp:
Mổ thận lấy sỏi: Đây là phương pháp cổ điển từ hàng trăm năm nay. Phương pháp này có thể gây các tai biến như chảy máu, nhiễm trùng từng phần, dò nước tiểu, nhiễm trùng toàn thân, thời gian hồi phục lâu, mất khoảng 3 – 4 tháng. Đặc biệt là dễ bị chảy máu do động mạch thận dính động mạch chủ và chỉ cách cuống thận khoảng 2 cm, chỉ chệch một chút là đã gây đứt động mạch, chảy máu ồ ạt và gây tử vong. Phương pháp này ngày nay hầu như không còn được áp dụng nữa.
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra như cát, như bột và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng trên dưới 3 cm. Nhiều người lo sợ tán sỏi ngoài cơ thể sẽ gây vỡ thận. Đây là quan niệm sai lầm vì máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích cực mạnh, nhưng không phá phần mềm của da, ruột, gan, thận mà đập trực tiếp vào sỏi.
Tán sỏi qua da: dùng ống có đường kính 10 – 15 mm đưa qua một lỗ đục ở lưng, ống có điện cực bắn phá sỏi trực tiếp, rồi đưa nước vào theo ống để tống sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp khá hiện đại, kết quả thành công cao.
Tán sỏi nội soi: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.
Phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả với 7 cách đơn giản
Uống nhiều nước
Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi…). Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.
Uống nước chanh
Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu là khoáng sản, chất lỏng và axit bị mất cân bằng. Tức là lúc này hàm lượng các chất như canxi, oxalat và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận.
Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate
Oxalat là một loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat bao gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sô cô la; cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
Cắt giảm lượng caffeine
Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá… vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
Giảm lượng muối ăn hàng ngày
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá
Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
Giảm cân để giữ sức khỏe
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao…


Nguôn Sưu tầm

Leave a Reply