Banner 468

.
Facebook
RSS

Các loại rau xanh, quả củ tươi gây ngộ độc Xem thêm tại: http://www.lamsao.com/cac-loai-rau-xanh-qua-cu-tuoi-gay-ngo-doc-p214a87123.html

Một số loại rau - quả - củ nếu không cẩn thận ăn nhầm phải hoặc xào nấu không kỹ, có thể gây trúng độc, thậm chí dẫn tới tử vong. Vậy đó là những loại rau quả củ nào?

Xem thêm tại: http://www.lamsao.com/cac-loai-rau-xanh-qua-cu-tuoi-gay-ngo-doc-p214a87123.htmlwww.lamsao.comTrong tài liệu bảo vệ sức khoẻ của quốc gia nào cũng khuyên người ta nên ăn nhiều rau quả củ giàu vitamin, điều đó không sai nhưng chưa đủ, vì chưa có những điều ghi chú kèm theo, bởi có một số loại rau - quả - củ trong một điều kiện nhất định lại mang tính độc hại. Nếu không cẩn thận mà ăn nhầm phải hoặc xào nấu không kỹ, có thể gây trúng độc khi ăn, thậm chí dẫn tới tử vong. Vậy đó là những loại rau quả củ nào?
1     .........Bạch  Quả........ là    Ngân Hạnh
  Bạch quả, hay còn gọi là quả ngân hạnh tiếng Anh gọi là Ginkgo hay Gingko, có thành phần độc tố là ammonocarbonous acid) còn có tên hychocyanic acid, formonitrile). Nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase của cơ thể, làm cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, khiến tế bào không thể tiếp nhận oxy (02). Nói chung với người lớn thì khả năng chịu đựng tương đối cao; nhưng với trẻ nhỏ thì chỉ có thể chịu đựng được lượng rất nhỏ loại độc tố này, một lần mà ăn tới 30 hạt là trúng độc ngay. Ăn sống mức độ nguy hiểm càng cao. Thông thường thì sau khi ăn chừng một đến vài tiếng đồng hồ là có triệu chứng trúng độc, thoạt đầu là lợm giọng, rồi nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tiếp đến là hoa mắt, váng đầu, bứt rứt khó chịu, co giật, hôn mê, nghiêm trọng có thể tử vong.
Sắn
Sắn  Sắn (còn gọi là khoai mì, củ mì, tiếng Anh là cassava). Củ, thân, lá của nó đều có chứa hợp chất cyanide, nhưng trước khi ăn ta bóc vỏ, xắt khúc ngâm nước lã thật kỹ và nấu thật chín có thể khử căn bản chất độc. Bởi vậy tuyệt đối không ăn sống và cũng không cho gia súc nhai sống sắn củ. Triệu chứng trúng độc cũng tương tự khi trúng độc bạch quả.                                                                                                                                                                                       ĐẬU VÁN                                                                                                                                                                              Đậu ván  Đậu ván (Kidney bean), thành phần độc tố chủ yếu trong đậu ván là hợp chất saponin và chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor). Những chất độc này sau khi lạnh đông trong tủ lạnh thì độc tính của nó càng rõ rệt hơn, cao hơn. Khi xào nấu chưa chín hẳn (màu sắc vẫn xanh) ăn vào chắc chắn sẽ trúng độc. Nói chung sẽ có triệu chứng sau bữa ăn chừng 1 – 4 giờ đồng hồ, biểu hiện hoa mắt, váng đầu, lợm giọng, nôn ói, sau đó đau quặn bụng và tiêu chảy. Cách chế biến: Luộc chín vớt cái (đổ nước luộc), đem tráng qua nước lã xong mới dùng để xào nấu, sẽ không trúng độc.
DẬU TẰM
     Đậu tằm  Đậu tằm (broad bean), có người ăn xong đậu tằm bị chứng hoàng đản thể hoà tan vào máu, dân gian gọi là bệnh đậu tằm. Nguyên nhân gây bệnh là do hồng cầu trong cơ thể thiếu hụt hợp chất glucose-6-phosphate dehydrogenate. Bệnh này mang tính di truyền, vì vậy người thuộc gia tộc có bệnh sử bệnh đậu tằm nên tới bệnh viện kiểm tra và tốt nhất là không ăn đậu tằm. 5 
HOA HIÊN                                                     Hoa hiên (Citron daylity) dùng làm thực phẩm có thể là hoa tươi và cũng có thể là hoa đã phơi khô. Trong hoa hiên có chứa độc tố kiềm colchicine, sau khi vào cơ thể nó bị ôxy hoá chuyển thành hợp chất có tính độc. Hoa hiên khô vì khi gia công người ta đã ngâm kỹ qua nước lã nên chất độc colchicine đã hoà tan đáng kể vào nước ngâm, nên trừ trường hợp ăn quá nhiều, còn nói chung ăn hoa hiên khô không độc. Nhưng ăn hoa hiên tươi lại dễ trúng độc. Triệu chứng trúng độc thường xuất hiện sau khi ăn chừng vài tiếng đồng hồ, như đại tiện phân loãng, ngà ngà như nước vo gạo, đại loại như viêm ruột, dạ dày cấp tính. Bởi vậy dễ bị nhầm khi chẩn đoán.                                                                                                                                                                                                                                                                                CÀ CHUA                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       6 Cà chua ương ương  Cà chua tây (tomato) có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc. Nhưng với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh, thường xuất hiện các triệu chứng trúng độc tomatidine như váng đầu, lợm giọng nôn oẹ, nhểu nước dãi (nước miếng), trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   GIÁ ĐỖ KHÔNG RỄ                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                7 Giá đỗ không rễ  Trong quá trình sản xuất (ủ) giá đỗ không rễ, người ta hoà vào nước ngâm ủ loại thuốc diệt cỏ (herbicide, weed killer, weedicide), sẽ cho loại giá đỗ trông nần nẫn rất "ngon" mắt mà không có rễ. Nhưng, trong thuốc diệt cỏ có chứa tác nhân gây ung thư, thai nhi dị dạng và đột biến, đồng thời giá đỗ không rễ trong quá trình sinh trưởng sẽ hấp thu nhiều độc tố, bởi vậy khi đi chợ mà thấy loại giá đỗ bụ bẫm trắng phau mà không có rễ, hoặc rễ "ngắn tũn", thì xin các bà tránh xa, chớ mua, để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Khoai Tây
Khoai tây đã nẩy mầm  Khoai tây (potato) là loại thực phẩm khá phổ biến nói chung không độc, nhưng với những củ khoai tây mọc trồi trên mặt đất hoặc dự trữ lâu trong nhà đã bị nảy mầm. Trong mầm non và trong phần vỏ củ khoai đã chuyển sang màu xanh có chứa một lượng kiềm black nightshade rất cao, ăn vào dễ bị nhiễm độc. Triệu chứng trúng độc thường thấy là lợm giọng nôn ói, trường hợp nặng sẽ phát sốt, hụt hơi, co giật, hôn mê. Bởi vậy, với loại khoai tây củ đã nảy mầm và da củ đã ngả sang màu xanh thì không nên ăn. Nếu muốn tận dụng thì phải khoét bỏ phôi mầm và gọt bỏ phần vỏ xanh của củ khoai, rồi xắt miếng ngâm trong nước lã, khi xào nấu chín nhớ tra thêm chút dấm ăn, nấu thật chín mới ăn.  Nhằm tránh trúng độc khi ăn nhầm phải rau quả củ có chứa độc tố hoặc rau quả củ chế biến không thoả đáng, người tiêu dùng cần nắm vững các thường thức vệ sinh thực phẩm như sau:  + Phải cẩn thận khi chọn mua  Ví dụ như phát hiện khoai tây có vỏ ngả màu xanh hoặc đã nảy mầm; Tán nấm có màu sặc sỡ anh - đỏ - tím – vàng; cà chua còn xanh lét... thì tuyệt đối không mua.  + Chế biến phải kỹ lưỡng  Các trường hợp trúng độc khi ăn rau quả - củ, phần nhiều là do không loại bỏ những phần chứa độc tố mà gây nên. Và các loại như khoai tây, sắn, đậu ván... kể trên khi chế biến nếu ta ngâm nước lã lâu một chút và xào nấu chín kỹ cũng có thể tránh được trúng độc.
Phương Pháp giải Độc
Phương pháp giải độc  Trúng độc hợp chất ammono carbonouss acid khi ăn bạch quả, sắn... ta có thể dùng các loại thuốc giải độc hữu hiệu như tiêm chậm tĩnh mạch các loại dung dịch như isoamyl nitrite, sodium nitrite, sodium hyposulfite (sodium thiosulfate, sulfactol). Tuy nhiên, khi có triệu chứng trúng độc thực phẩm thì phải nhanh chóng đưa tới bệnh viện cấp cứu

[ Read More ]

Bài thuốc gia truyền phòng chống đột quỵ tai biến

Bài thuốc gia truyền phòng chống đột quỵ tai biến
Trong các căn bệnh thời đại hiện nay, chứng đột quỵ do tai biến (huyết áp cao, tụt) là một trong những căn bệnh phổ biến và hay gây ra những cái chết đột ngột. Trường hợp cứu chữa kịp, người bị đột quỵ thường bị liệt nửa người (nhẹ) hoặc liệt toàn thân, rất khổ sở cho cả người bệnh lẫn người nhà.
 BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỐNG ĐỘT QUỴ TAI BIẾN

* Nguyên liệu thuốc Bắc gồm:

- Hạnh nhân: 10g (mua ở tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn)
- Chi tứ: 10g (mua ở tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn)
- Đào Nhân: 10g (mua ở tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn)

* Nguyên liệu phụ kèm:

- Gạo nếp: 10 hạt
- Hạt tiêu sọ trắng: 10 hạt
- Lòng trắng trứng gà: 01 quả 

* Cách thực hiện bài thuốc phòng chống đột quỵ tai biến:

- Tán thật nhỏ 10 hạt gạo nếp cùng 10 hạt tiêu sọ.
- Trộn thật đều nguyên liệu thuốc Bắc với nguyên liệu phụ kèm cùng lòng trắng trứng gà.
- Lấy một miếng nilon vừa bằng gan lòng bàn chân.
- Cho tất cả hỗn hợp trên miếng nilon sau đó đắp vào gan bàn chân.
- Lấy vải (băng y tế) quấn nhiều vòng buộc chặt không để thuốc chảy ra.
- Đắp thuốc từ buổi tối để qua đêm, đến sáng hôm sau tháo ra.
Lưu ý:   Nữ đắp bàn chân phải. Nam đắp bàn chân trái

* Kết quả

- Khi tháo ra thấy lòng bàn chân có màu xanh mực Cửu Long là kết quả tốt.
  Càng xanh đậm càng tốt.
- Một thời gian sau màu xanh sẽ mờ dần đi.

ĐẮP THUỐC VÀO GAN BÀN CHÂN PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ, CHỮA NHỨC ĐẦU

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là một tai biến thường gặp ở người bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, vữa xơ động mạch...có thể dẫn đến tàn phế, tử vong. 
Theo Đông y, bàn chân được coi là “trái tim thứ hai”. Tác động bàn chân bằng phương pháp bấm huyệt, mat-xa...đã trở thành một phương pháp phòng và điều trị. Tiền nhân cũng đã có một số bài thuốc chỉ đắp dán vào huyệt Dũng tuyền ở gan bàn chân để nhằm mục đích chữa bệnh tăng huyết áp. Khi đắp dán thuốc vào lòng bàn chân, ngoài tác dụng của dược liệu còn có tác dụng của các huyệt đạo để điều chỉnh âm dương, khai thông uất trệ...
ĐÀO HẠNH KHỬ Ứ TRỪ PHONG THANG là một bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược. Thực tế ứng dụng phòng chữa bệnh thấy có hiệu quả tốt. Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, bài thuốc còn có tác dụng điều trị một số chứng bệnh khác như nhức đầu, tăng giảm huyết áp, tê chân tay, phong thấp, đau thắt ngực, đau lưng, đau vai gáy, thiếu máu não, mất ngủ, đau bụng kinh, tiểu tiện không thông, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung...đều có thể sử dụng được. Người đã và đang bị đột quỵ sử dụng cũng rất tốt...
Thành phần bài thuốc: gồm có Đào nhân, Hạnh nhân, Chi tử (hạt dành dành), Gạo nếp, hạt tiêu sọ trắng đã được tán nhỏ, trộn đều. Bài thuốc có tác dụng: Khu phong, hành huyết, hóa ứ trệ, ôn kinh tán hàn, chỉ thống (giảm đau), tiêu tích tụ (tiêu u)...
Tham khảo thêm:
Lương y Đỗ Thị Xuyến đã bước vào tuổi 80. Gặp tôi, cụ nói: Tôi đã nghiên cứu tác dụng của bài thuốc, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, nhất là Ban Chấp hành Hội Đông y quận Hoàn Kiếm, tất cả đều cho rằng bài thuốc đắp chân chống đột quỵ tai biến có cơ sở khoa học cả ở góc độ y học cổ truyền và y học hiện đại. Bài thuốc không chỉ có tác dụng chống đột quỵ, tai biến mà còn có những tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe, nhất là NCT. Đó là, ở tuổi 80, cụ cũng đau lưng, nhức mỏi chân tay như những NCT và cụ đã dùng bài thuốc này đắp ở cả 2 chân, cách nhau 10 ngày đắp một lần. Cụ đắp ba lần thì hết đau lưng và nhức mỏi. Thấy kết quả tốt, trong 2 năm, cụ đã làm 2.500 liều thuốc biếu NCT ở quê nội, quê ngoại, cán bộ, đảng viên trong phường. Mọi người dùng đều thấy rất tốt và khuyên cụ nên làm bán để mọi người mua về dùng và làm quà biếu. Đặc biệt, cụ đã cho 200 người đau nhức nhiều đắp vào hai chân và đắp hai đến ba lần, kết quả rất tốt. Có hai trường hợp đắp một lần thấy đau nhức thêm, đắp lần thứ hai thì dễ chịu và khỏi hẳn.
Để giải đáp thắc mắc bài thuốc chỉ nói để chống đột quỵ tai biến, nay lại có thêm tác dụng chống đau lưng, nhức mỏi chân tay. Cụ nói: Từ cổ xưa, y học đã biết chữa bệnh bằng cách day, xoa, bấm huyệt bàn chân, coi bàn chân như "quả tim thứ hai" của cơ thể. "Hoàng đế nội kinh", một pho sách kinh điển của nghề thuốc đã nói đến cách chữa bệnh này. Hiện nay, Viện Nghiên cứu phản xạ học quốc tế Floria tại Mỹ đang nghiên cứu sâu về phương pháp chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân. Các nhà khoa học cho biết, ở mỗi bàn chân có khoảng 7.000 đầu mút thần kinh và họ cũng chứng minh được sự liên quan giữa vùng phản xạ ở bàn chân với các cơ quan trong cơ thể. Chữa bệnh bằng phản xạ thần kinh được xây dựng trên cơ sở học thuyết âm dương ngũ hành và học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho thấy ở mỗi bàn chân có 6 đường kinh lạc (3 kinh dương, 3 kinh âm), chân trái ứng với nửa người bên trái gồm tim, thận, phổi, lá lách; chân phải ứng với nửa người bên phải gồm gan, thận, phổi, mật, ruột thừa.
Cơ chế hoạt động của phương pháp phản xạ bàn chân: Khi ta tác động vào các vùng phản xạ sẽ tạo ra phản ứng điều hòa chức năng các cơ quan tương ứng với nó, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở chỗ đau và qua đó phát huy được hiệu quả phòng và chữa bệnh. Vì các tạng phủ trong cơ thể đều có đại diện ở lòng bàn chân.
Thành phần bài thuốc gồm: Hạnh nhân, đào nhân, chi tử, gạo nếp, hạt tiêu sọ và lòng trắng trứng gà.
Theo lương y Đỗ Thị Xuyến, nghiên cứu dược lí cho thấy bài thuốc có tác dụng khu phong, giải biểu tà, hành huyết, hóa ứ trệ, ôn kinh, tán hàn, thanh huyết nhiệt, chỉ thống (giảm đau)… Các vị trong bài thuốc có tác dụng dược lí đã khẳng định:
- Hạnh nhân có tác dụng đặc biệt đối với quá trình dẫn hạ khí huyết, thấu biểu tán tà khu phong, giải biểu.
- Chi tử có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, thông suốt "tam tiêu".
- Đào nhân có tác dụng thông huyết ứ, hành khí.
- Hạt tiêu tính ấm nóng, có tác dụng ôn khí tán hàn, làm ấm bụng, giảm đau, tiêu thực, kích thích tiết dịch vị, kháng khuẩn, diệt trùng, kích thích tiêu hóa, giảm đau, trị đau bụng do lạnh.
- Gạo nếp có tác dụng bổ trung, ích khí, chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy…
- Lòng trắng trứng gà chứa prô-tê-in, ca-lo, ni-a-cin, ri-bu-fla-cin và vi lượng như ka-li, ma-giê… Lòng trắng trứng gà làm tăng tiếp xúc hỗn hợp thuốc với vùng da của gầm bàn chân, giữ độ ẩm cho hỗn hợp thuốc hoạt động. Đồng thời, lòng trắng trứng gà còn có tác dụng hút tà khí từ cơ thể ra ngoài hỗn hợp thuốc, làm cho da vùng lòng bàn chân và hỗn hợp thuốc chuyển từ màu vàng sang màu mực Cửu Long.
Lương y Đỗ Thị Xuyến nói: Từ thực tế bản thân cũng như theo dõi hàng trăm người đã sử dụng cho thấy bài thuốc không chỉ phòng ngừa đột quỵ tai biến mà còn có tác dụng điều trị một số bệnh khác như hạ huyết áp, đau thắt ngực, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, nhức đầu, tê chân tay, phong thấp, đau cơ khớp, đau lưng, đau vai gáy, thiếu máu não, mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi trộm, hồi hộp đánh trống ngực, tiểu són, rối loạn tiêu hóa…

Ai cần tìm hiểu sâu thêm, xin liện hệ với lương y Đỗ Thị Xuyến, số nhà 19 ngõ Trung Yên, phố Đinh Liệt, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Điện thoại: 04.38248629                          http://www.songkhoe.net/bai-thuoc/bai-thuoc-gia-truyen-phong-chong-dot-quy-tai-bien.html
http://www.songkhoe.net/bai-thuoc/bai-thuoc-gia-truyen-phong-chong-dot-quy-tai-bien.html
[ Read More ]

XUẤT HUYẾT DẠ DÀY TÁ TRÀNG VỚI NHỮNG BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ

Xuat huyet da day tá tràng là một trong những căn bệnh nguy hiểm liên quan tới đường tiêu hóa. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng với bệnh thì bệnh chính là nguyên nhân gây tử vong đột ngột do không cầm má kịp trong dạ dày, gây mất máu quá nhiều sẽ gây tử vong. Đúng vậy! bạn hãy thử nghĩ  xem nếu chảy máu ở ngoài da bạn còn khó cầm máu, vậy nếu như trong dạ dày thì sao, không thể cầm máu theo những cách thông thường được. Nói như vậy để bạn biết mức độ nguy hiểm của căn bệnh này là như thế nào và nên có hướng điều trị sớm không nên chủ quan. 





Xuất huyết dạ dày tá tràng với những bài thuốc điều trị 


Những điều làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng :


- Quá căng thẳng về thần kinh, áp lực công việc, chấn thương về tinh thần, sau một cuộc phẫu thuật, sau một bệnh nội khoa nặng.



- Yếu tố di truyền : Người có nhóm máu O tỷ lệ loét tá tràng cao hơn các nhóm máu khác. Gia đình có người bị bệnh tiêu hóa thì tỷ lệ bệnh cao hơn các gia đình khác.



- Liên quan đến một số bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi mãn tính, xơ gan, cường chức năng tuyến cận giáp, suy thận mãn, sỏi thận.



Lưu ý, nếu đau nhiều và xuất huyết nhiều nên kịp thời chuyển cấp cứu ngoại khoa, có thể là trường hợp bị thủng dạ dày.



Trong vấn đề ăn uống, người bị xuất huyết dạ dày – hành tá tràng nên kiêng ăn hoặc hạn chế tối đa các thức ăn sau:



- Các chất kích thích, các chất táo nhiệt như rượu, cà phê, ca cao, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng (thịt, cá, rau củ…), các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.



- Các thức ăn quá mát, lạnh, như cua, ốc, hàu, nghêu, sò…, nên ăn ít hoặc khi ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa.



- Các thực phẩm có thể làm tăng tiết dịch vị như chanh, cam, quýt (quá chua), mơ, dưa muối, cà chua, giấm ăn…



- Các thức ăn có độ cứng, dai, khó tiêu, nhiều chất xơ như củ cải già, các loại rau đậu già, các loại rễ cây… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái, hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.



- Các loại thực phẩm ướp quá lạnh hoặc các thức ăn đang nóng sôi. Nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25-300C là tốt nhất.



Nên ăn từng bữa nhỏ, chia nhiều lần trong ngày, để trong dạ dày luôn có thức ăn, ngừa bụng trống sẽ làm tăng tiết dịch vị gây đau xót.



Tốt nhất nên ăn thật chậm rãi, nhai thật kỹ thức ăn, vì nước bọt sẽ giúp chữa lành vết loét.



Ngoài ra, sẽ rất có ích cho việc chữa trị khi tạo cho mình một chế độ làm việc điều hòa, không căng thẳng thái quá, giảm bớt cường độ công việc, quan tâm đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi. Kết hợp với việc tập luyện vận động thể lực vừa sức, hoặc tập dưỡng sinh, hít thở sâu để tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.



Một số thức ăn dễ thực hiện và có ích cho người bị viêm loét dạ dày – hành tá tràng



- Táo tây 1-2 quả, rửa sạch, bổ làm 6 hoặc 8, hấp cách thủy với 1-2 muỗng canh mật ong, khoảng 20 phút. Ăn hết 1 lần vào lúc đói bụng.



- Thạch lựu 1 quả, bỏ vỏ lấy nhân, nấu với ½ lít nước, sắc còn 1/10 lít, chia 2 lần uống trước bữa ăn.



- Đậu phộng (lạc) 100g, bóc bỏ vỏ, lấy nhân luộc cho chín mềm, nhai nhỏ hoặc giã nhỏ để ăn lúc đói bụng.



- Bột nghệ vàng 1 phần + mật ong 2 phần, hai thứ trộn đều, đựng vào hũ sạch, ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê uống với nước ấm.



- Cam thảo (bắc) 6,5 phần, mai mực 3,5 phần. Hai thứ đem rửa sạch, sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, đựng vào hũ sạch. Vào lúc sáng sớm, dùng 2 muỗng cà phê bột thuốc hòa với nước sôi, sau đó để ấm, uống lúc chưa ăn sáng.

Những biến chứng thường gặp trong bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng là gì?


Hẹp môn vị: Biểu hiện đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.



Thủng dạ dày: Bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.



Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.



Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.



Các trường hợp viem da day - tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa đến ung thư hóa tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như “mùi cóc chết”.



Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.



Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể nhầm với bệnh gì ?



Một số bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với viêm loét dạ dày - tá tràng như viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị (tỷ lệ này thấp) hoặc ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính trong một vài giờ đầu của bệnh. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.



Cần làm gì để phòng, chữa trị bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng?



Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Về điều trị, ngày nay người ta khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày. 

                                                                        

Những bài thuốc chữa trị viêm đau dạ dày tá tràng  :


Theo y học cổ truyền, nghệ đen còn gọi là nga truật (Curcuma zedoaria, họ Zingiberaceae) hay ngải xanh, ngải tím, nghệ tím. Thân rễ có vị cay, đắng, mùi thơm hăng, tính ôn, tác dụng hành khí phá huyết, thông kinh, tiêu tích, tiêu viêm, tiêu xơ. Nghệ đen được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa nước chua, kinh nguyệt không đều, kinh bế, đau bụng kinh, ngày dùng 3-6 gam (tẩm giấm sao vàng) dạng thuốc sắc, bột hoặc viên.



Trong mật ong có tới 75% là đường fructo và gluco, nhiều khoáng chất như sắt, phốtpho, lưu huỳnh, manhê, canxi, đồng, kẽm… và vitamin nhóm B với hàm lượng rất cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có một số loại mật ong không chỉ rất ngon mà còn có tính kháng khuẩn tốt, thậm chí hiệu quả hơn cả thuốc kháng sinh, đặc biệt trong việc chữa lành nhanh các vết loét do nhiễm trùng và những vết thương nông trên da. Mật ong còn làm giảm độ acid của dịch vị nên những bài thuốc đông y chữa bệnh đau dạ dày thường có mật ong.



Bạn có thể uống mật ong chữa đau dạ dày với liều ba muỗng cà phê một lần, ngày ba lần, uống trước bữa ăn. Điều quan trọng là bạn hãy uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và dứt điểm sớm, không nên để bệnh tái phát làm cho vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị hơn.



Cách pha chế nghệ vàng với mật ong điều trị xuất huyết dạ dày, tá tràng



Các vị thuốc:



1. Nghệ vàng, còn gọi là khương hoàng, uất kim.



2. Sắn dây còn gọi là cát căn, cam cát căn.



3. Quả chuối hột, chuối chát, xanh, non.



Ba vị bằng nhau, rửa sạch, thái mỏng phơi khô, sao dòn, tán bột mịn trộn đều, cất nơi khô ráo. (Nếu không trồng củ sắn dây thì dùng bột sắn dây thay thế, nghiền mịn trộn đều với các vị trên).



4. Mật ong tốt 1-2 lít.



Cách dùng và liều lượng:



1. Trước 3 bữa ăn, lấy 1 cái cốc sạch cho vào 150 ml nước sôi để nguôi. Cho 3 muỗng cà phê (15g) bột thuốc và 1 thìa cà phê mật ong (10 cc) khuấy cho thuốc tan đều.



2. Sau khi ăn xong thì uống cốc thuốc này, trước khi uống nước. Uống 1 ngày 3 lần sau 3 bữa ăn. Sáng – trưa – tối.



Hiệu quả điều trị:



1. Chứng viêm dạ dày (viêm hang vị, niêm mạc, cuống dạ dày và hành tá tràng): Uống liên tục từ 30-45 ngày có hiệu quả.



2. Chứng loét dạ dày hành tá tràng: Phải uống liên tục từ 90 ngày đến 120 ngày có hiệu quả lành vết thương.



Có khá nhiều người đã dùng đều đạt kết quả.



Cần lưu ý: Trước khi dùng thuốc phải nội soi, chụp X.quang để biết rõ chứng trạng và sau khi dùng thuốc nên nội soi hoặc chụp X.quang lại để thấy hiệu quả. Phải chuẩn bị đủ thuốc để uống liên tục, đừng uống gián đoạn, hiệu quả sẽ giảm.



Các bài thuốc khác :



*. Mật ong, hoa hồng

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng
Liều lượng, cách dùng: Hoa hồng 5g, hòa trong nước sôi 10 phút. Cho mật ong và đường đỏ vào uống dần.
Công hiệu: Giảm chua, lợi tràng, giảm đau, khỏi loét.



*. Đậu phụ, đường đỏ

Chữa trị: Dạ dày, tá tràng loét chảy máu.
Liều lượng, cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 – 4 bìa đậu phụ, 60g đường đỏ. Nấu đậu phụ với đường đỏ với một bát nước, nấu sôi chín trong vòng 10 phút và ăn với cơm.
Công hiệu: Giảm chua, cầm máu.



*. Bột tam thất, ngó sen, trứng gà

Chữa trị: Dạ dày, tá tràng loét, chảy máu.
Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng một quả trứng gà đập trộn với 30ml nước ngó sen, 3g bột tam thất. Hấp cách thủy và ăn.
Công hiệu: Cầm máu, giảm đau, tan huyết tụ.



*. Cây sen cạn, táo tàu

Chữa trị: Dạ dày, tá tràng loét, chảy máu.
Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 50g cây sen cạn, 8 – 10 quả táo. Cho vào 2 bát nước sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống nước.
Công hiệu: Bổ thận, bổ huyết, bổ dạ dày, cầm máu.



*. Gừng tươi, lá sen, sữa bò

Chữa trị: Dạ dày loét do vị hàn
Liều lượng, cách dùng: Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi, (gừng tươi rửa sạch thái nhỏ, giã vắt lấy nước). Hòa nước gừng tươi với 250g sữa bò (hoặc hai thìa sữa bột), đun sôi hai hỗn hợp này rồi ăn nóng.
Công hiệu: Chữa khỏi chứng viêm dạ dày, đau dạ dày, buồn nôn, thổ huyết.



*. Nước khoai tây

Chữa trị: Loét dạ dày do tiêu hóa.
Liều lượng, cách dùng: Khoai tây tươi rửa sạch để nguyên vỏ, ép lấy nước. Hàng ngày vào lúc sáng sớm khi bụng còn đói uống 1 – 2 thìa nước khoai tây (khoảng 50 – 100ml).
Công hiệu: Kiên tì, ách khí, táo bón.



*. Mật ong

Chữa trị: Loét dạ dày.
Liều lượng, cách dùng: Mật ong 150g, hấp nóng. Uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.
Công hiệu: Bổ dưỡng, giảm đau, khỏi loét.



*. Cao sứa biển, táo tàu, đường đỏ

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng.
Liều lượng, cách dùng: Sứa biển, táo mỗi thứ 500g, đường đỏ 250g, đem ninh nhừ, cô đặc thành cao. Mỗi lần uống một thìa, mỗi ngày uống 2 lần.



*. Mật ong, cam thảo, trần bì

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng.
Liều lượng, cách dùng: Mật ong 90gr, cam thảo tươi 15g, trần bì 10g, nước vừa đủ. Sắc kỹ cam thảo, trần bì sau đó cho mật ong vào quẩy đều. Ngày uống 3 lần.



*. Cháo gạo nếp

Chữa trị: Loét dạ dày
Liều lượng, cách dùng: Gạo nếp, nho khô vừa đủ nấu thành cháo. Ăn hai lần vào buổi sáng và chiều.
Công hiệu: Bổ tì vị khỏi loét



*. Thịt mèo

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng mãn tính.
Liều lượng, cách dùng: Làm thịt mèo (làm sạch long, bỏ ruột). Đem ninh nhừ, cho vào ít rượu, muối ăn. Ăn liên tục 2 – 3 sẽ có hiệu quả.



*. Nước gừng, sữa bò

Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn
Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 150 – 200g sữa bò, một thìa nước gừng, một ít đường trắng. Hấp cách thủy, ăn hết một lần.
Công hiệu: Giảm đau, ấm dạ. Còn có tác dụng chữa nghẹn, nôn, ợ chua.



*. Đảng sâm, gạo

Chữa trị: Viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng.
Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 10 – 15g đảng sâm, gạo 30g sao vàng. Cho vào 4 bát nước, sắc lấy 1,5 bát uống thường xuyên thay nước chè, nước lọc. Cách 1 ngày điều trị 1 lần. Điệu trị liên tục 2 – 4 lần.
Công hiệu: Bổ dưỡng dạ dày, tăng cường khí huyết, giảm đau.



*. Thảo quả, thịt bò

Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn, vị hàn, ăn uống khó tiêu, trướng bụng.
Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 6gr thảo quả, 150 – 200g thịt bò thái miếng. Cho đủ nước ninh nhừ sau đó cho vào ít muối. Ăn thịt, uống nước.
Công hiệu: Bổ tì, ấm dạ, khử hàn, trừ thấp, giúp tiêu hóa, giảm đau.



*. Lá ớt cây, trứng gà

Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn.
Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 60 – 90g lá ớt tươi, 2 quả trứng gà, dùng dầu lạc rán vàng. Cho vào 1,5 bát nước. Nấu chín canh trứng, lá ót sau đó cho vào một ít muối. Ăn thay canh vào bữa cơm.
Công hiệu: Khử hàn, giảm đau, bổ dạ dày.



*. Thịt rùa đen, dạ dày lơn.

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng.
Liều lượng, cách dùng: Mối lần dùng 200gr thịt rùa đen, 200g dạ dày lợn, thái nhỏ. Đem ninh nhừ thịt rùa và dạ dày lợn sau đó cho vào một ít muối. Ăn 2 – 3 lần và nhớ ăn hết trong ngày.
Công hiệu: Tăng cường khí huyết, bổ dạ dày, bổ âm, giảm đau.



*. Rễ cây kim quất, dạ dày lợn

Chữa trị: Viêm loét dạ dày mãn tính, loét tá tràng.
Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30g rễ kim quất, 100 – 150g dạ dày lợn, thái nhỏ. Cho vào 4 bát nước, nấu đến khi còn nửa bát, cho vào một ít muối, gia vị. Ăn cả cái lẫn nước.
Công hiệu: Bổ tì, khai vị, thông khí huyết, giảm đau.



*. Hồ tiêu trằng hấp táo tầu

Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn.
Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 5 quả táo tàu bỏ hạt. Cho vào trong mỗi quả táo 2 hột hồ tiêu trắng. Hấp trên mặt nồi cơm ăn nóng.
Công hiệu: Ông trung, bổ tì, ấm dạ, giảm đau.



*. Hồ đào, nhộng tằm

Chữa trị: Sa dạ dày.
Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 100 – 150gr hồ đào, 50g nhộng tằm sao vàng. Đem hấp cách thủy.
Công hiệu: Chữa khỏi da dạ dày.



*. Thịt lợn nạc, quả xộn xộn

Chữa trị: Viêm ruột mãn tính.
Liều lương, cách dùng: Mỗi lần dùng 60g quả xộp xộp khô, 100g lợn nạc. Hấp cách thủy, cho vào một ít muối ăn. Ăn với cơm.
Công hiệu: Bổ dưỡng dạ dày, giải độc, tiêu viêm.
[ Read More ]