Lá mơ lông có tính sát khuẩn, trị viêm cũng được dùng trong bài thuốc trị viêm họng của thầy Cao Văn A.
Món quà đặc biệt của người bạn
Thầy A cho biết, cách đây 20 năm, trong dịp hè lên huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) dạy học, ông được một người bạn người Ê Đê dạy cho bài thuốc trị viêm họng. Tuy nhiên, sau khi chuyển công tác xuống huyện Tây Hòa và lập gia đình, ông quên bẵng luôn bài thuốc này. Vài năm sau đó, vợ ông không may mắc phải chứng bệnh viêm họng hạt. Lúc đầu, ông đưa vợ đi khám và điều trị khắp nơi. Bệnh có thuyên giảm khi uống thuốc nhưng sau đó vài tháng lại tiến triển nặng hơn. “Vợ tôi là giáo viên dạy văn. Có lẽ, do phải nói nhiều, thường xuyên tiếp xúc với bụi phấn khiến kháng sinh không điều trị nổi căn bệnh viêm họng của cô ấy. Cứ hôm nào có tiết đôi, sang tiết thứ hai là cô ấy không nói nổi nữa, người bủn rủn, sốt, chân muốn khụy xuống... Thậm chí, tôi đã phải đưa vợ đi đốt điện mà bệnh vẫn tái phát”, thầy A cho biết.
Thấy chữa bệnh cho vợ nhiều năm không khỏi, thầy A bỗng nhớ lại bài thuốc của người bạn Ê Đê năm xưa. May mắn là bài thuốc đó chỉ gồm những thảo dược đơn giản nên ông chỉ đi quanh làng cũng tìm đủ nguyên liệu. Thầy A mang về rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ rồi nấu nước cho vợ uống như lời dặn trước đây của người bạn. 10 ngày đầu uống thuốc, cô Đỗ Thị Ngọc Nhung (vợ thầy A – PV) không thấy bệnh tình chuyển biến nhiều. Tuy nhiên vì uống thuốc vào ngủ ngon, ăn được, lên cân nên cô vẫn duy trì trong một tháng tiếp theo. Đúng lúc cô Nhung định dừng thuốc thì căn bệnh viêm họng như biến mất hẳn. Dạy xong hai tiết, cô vẫn thấy “sung” như hồi mới ra trường. Đến nay, kết quả ấy vẫn được duy trì.
Với nghề giáo viên, viêm họng mạn tính được coi là một chứng bệnh nghề nghiệp. Sau khi cô Nhung chữa khỏi, nhiều đồng nghiệp nghe tiếng đã tìm tới thầy A nhờ bốc thuốc. Và cái nghề “tay trái” này bắt đầu theo ông giáo làng từ đây. Thầy A tâm sự: “Ban đầu, tôi chỉ nghĩ học bài thuốc để phòng thân vậy thôi, chứ thời điểm ấy gia đình tôi chẳng ai mắc bệnh này. Không ngờ nó lại hữu dụng như vậy. Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm họng ngày càng cao. Do thời tiết bất thường và các chất thải độc hại từ môi trường nên nó không chỉ là nỗi ám ảnh đối với nghề giáo chúng tôi nữa. Tôi đã dùng bài thuốc này để điều trị cho nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người thân và bà con làng xóm. Tất cả đều đã khỏi”. Thầy A cho biết, bài thuốc chữa viêm họng này bao gồm các vị thuốc vô cùng đơn giản và dễ kiếm. Theo đó, các vị chính là rau má, rễ tranh, lá mơ cả dây, rễ đinh lăng... Tất cả đều rửa sạch, phơi khô, sao vàng rồi nấu nước uống.
Hoàn thiện bài thuốc từ các dược liệu dễ kiếm
Tính đến nay, thầy A đã hành nghề “tay trái” được 15 năm. Vừa làm ông vừa rút kinh nghiệm để điều chỉnh cách thức khai thác, chế biến, định lượng và sử dụng, sao cho phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Đặc biệt, từ những vị thuốc và cách sử dụng còn quá đơn giản lúc đầu, ông đã dày công nghiên cứu, phát triển thành bài thuốc có tính đặc trị. “Bài thuốc ban đầu chỉ gồm gần chục vị, đều là các thảo dược tự nhiên dễ kiếm. Tuy nhiên bài thuốc đó còn quá đơn giản, thời gian điều trị lâu, nhất là với các thể nặng. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu thêm sách vở, các tài liệu y học để bổ sung cho bài thuốc trở nên đặc hiệu hơn”, thầy A cho biết. Đến nay, bài thuốc của thầy A đã lên tới 19 vị. Ngoài thuốc sắc, ông còn chế bài thuốc trị viêm họng thành dạng nước, bột, viên với màu nâu sẫm, vị thơm nhẹ, dễ uống, giúp người bệnh đỡ mất thời gian.
Hướng dẫn điều trị viêm họng bằng bài thuốc này, thầy A cho biết: “Đối với những người bị bệnh nhẹ, chỉ sử dụng thuốc trong khoảng 5 ngày là bệnh bắt đầu thuyên giảm, dùng hết liều là bệnh khỏi hẳn. Đối với những người bị bệnh nặng hoặc có thể trạng yếu thì trong quá trình dùng thuốc có nhiều biến đổi: khi thì giảm, khi thì nặng hơn, khi thì vẫn như chưa uống thuốc. Nhưng khi dùng khoảng 20 – 25 ngày thuốc, bệnh sẽ giảm nhanh, rõ rệt. Sở dĩ như vậy bởi cơ thể cần thời gian để dung nạp đủ lượng thuốc, làm tăng sức đề kháng. Dùng xong một đợt, người bệnh nên nghỉ ngơi 15 ngày để kiểm định kết quả. Nếu chưa khỏi hẳn thì tiếp tục dùng thuốc”.
Thầy A cho biết, viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính quá phát, đó chính là phản ứng của niêm mạc bị viêm nhiễm tại vùng họng khi phải làm việc liên tục trong một thời gian dài hoặc bị tác động bởi khói bụi. Viêm họng hạt thể hiện ở phía sau thành họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt gạo, hạt ngô. Các hạt này luôn kích thích gây cảm giác khó chịu như mắc vướng, ho khạc. Bệnh này ban đầu không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng làm cho người bệnh ngứa ngáy, ho và khó chịu ở cổ họng. Đây là căn bệnh mà hiện nay y học không thể điều trị khỏi hoàn toàn và mức độ tái phát ngày càng tăng dần. Bắt đầu là những đợt viêm họng cấp, dần dần sẽ phát triển thành viêm họng mãn tính. Nếu không điều trị kịp thời có thể xuất hiện các hội chứng viêm xoang, viêm phế quản mãn hoặc ung thư vòm họng.
Dần dần, nhiều người bị viêm họng nói chung và viêm họng hạt nói riêng khi biết tiếng thầy A đều tìm đến. “Tiếng lành đồn xa”, ngay cả bệnh nhân dưới thành phố cũng lặn lội lên nhờ ông giáo làng bốc thuốc. Chị Thẩm Thúy Phượng (35 tuổi, giáo viên, đang công tác tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: “Tôi mắc bệnh viêm họng hạt khoảng 20 năm nay, 10 năm trở lại đây bệnh tình ngày càng nặng hơn. Mỗi lần phát bệnh là họng rất đau, nuốt nước bọt cũng khó khăn, cổ họng thường xuyên có đờm, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Tôi cũng đã chữa trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Được một đồng nghiệp giới thiệu, tôi biết tới bài thuốc của chú Cao Văn A và uống hơn một tháng. Đến nay, tôi đã khỏi hẳn. Tôi ăn ngon miệng, ngủ yên giấc, không còn bị các triệu chứng của viêm họng hành hạ nữa”.
Cô giáo Đỗ Thị Ngọc Nhung thoát khỏi chứng viêm họng dai dẳng nhờ bài thuốc của chồng.
Các vị thuốc có tác dụng với bệnh nhân viêm họng
Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, viêm họng thường có những triệu chứng ban đầu như: ngứa trong họng, khản tiếng, có khi sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt. Bệnh thường phát vào mùa thu và mùa đông, phát triển nhiều vào những lúc có gió lạnh bất ngờ như thời tiết miền Bắc hiện tại. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư, gắn với những nguyên nhân khác nhau. Chứng thực là khi cơ thể đang bình thường nhưng bị nhiễm ngoại tà quá mạnh (cảm lạnh, không khí bị ô nhiễm…) gây ra viêm họng. Chứng hư là thể trạng yếu đuối, sức đề kháng giảm sút, nên dễ bị viêm họng khi thời tiết, môi trường có biến đổi nhẹ. Nếu gặp chứng thực, chỉ cần dùng một số cây thuốc có tác dụng bảo vệ hầu họng, trục đuổi tà khí là đủ. Nếu gặp chứng hư, cần dùng thêm các vị thuốc bổ phế, nhuận phế, thanh phế, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Theo lương y Đức, bài thuốc của thầy giáo Cao Văn A bao gồm những vị chính có tác dụng tốt với bệnh nhân viêm họng. Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, mụn nhọt… Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Lá mơ lông tính mát, có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, trị viêm nên cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm họng. Rễ đinh lăng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, thường dùng chữa đau họng, viêm amiđan… “Tuy nhiên, để có một bài thuốc hiệu nghiệm, có tác dụng nhanh thì cần phải kết hợp những vị thuốc trên với nhiều vị thuốc khác nữa”, lương y Đức cho biết.