- Category: Bài thuốc
- 1508
- | Hits: 507
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (TNDD-TQ) còn có tên gọi khác là viêm thực quản trào ngược, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Chứng bệnh này thuộc đường tiêu hóa, chủ yếu là xảy ra những rối loạn tăng kích thích ở ống tiêu hóa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản, đó là: do thần kinh bị căng thẳng, do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp, do mộc khắc thổ quá mạnh, do tỳ khí, vị khí không được điều hòa… Ứng với từng thể bệnh mà có những bài thuốc hữu hiệu, chúng tôi xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Trào ngược dạ dày – thực quản
1. Trào ngược dạ dày – thực quản do thần kinh căng thẳng (stress):
Biểu hiện:
bị sang chấn về thần kinh gây đau vùng thượng vị, nhịp điệu co bóp của dạ dày bị rối loạn, sinh ra ợ hơi, ợ nóng, khí ở trung tiêu ngược lên, vùng ngực và vùng thượng vị bức bách kèm theo khó thở, ăn ít, tiêu hóa trì trệ, bụng đầy hơi…
Bài thuốc:
Hoài sơn, liên nhục, cát căn mỗi vị 16g, hắc táo nhân 20g, viễn chí 12g, bán hạ chế 10g, ngưu tất 16g, trần bì 12g, chỉ xác 10g, phòng sâm 20g, bạch truật 16g, cam thảo 12g, sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
2. Trào ngược dạ dày – thực quản do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp
Biểu hiện:
khi gặp thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp, bộ máy tiêu hóa có ngay những phản ứng ở mức độ khác nhau, người bệnh ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, bụng đầy hơi, đau từng cơn hoặc đau liên miên, khí ở trung tiêu chạy ngược, vùng thượng vị đầy tức khó chịu…
Bài thuốc:
cây ngũ sắc 16g, bạch truật 16g (cả hai đem sao vàng hạ thổ), tía tô 16g, xương bồ 12g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 16g, biển đậu 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đương quy 12g, sâm đại hành 16g, lá đắng 16g, lá lốt 12g, sinh khương 4g. Sắc uống 2 ngày một thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Có tác dụng: giải độc, bổ tỳ vị, nhuận khí, lập lại môi trường hòa bình cho bộ máy tiêu hóa.
Món ăn bài thuốc cho người trào ngược dạ dày.
Thói quen ăn uống hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng chính nó lại là một trong nhiều tác nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản và góp phần làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vậy để phòng tránh và giảm triệu chứng trào ngược, người mắc bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hai yếu tố tấn công và yếu tố phòng thủ. Yếu tố tấn công gồm sự tăng tiết HCl, pepsine và sự ứ trệ thức ăn trong dạ dày gây tăng áp lực lên cơ thắt thực quản thúc cơ này mở gây trào ngược. Khi yếu tố tấn công quá mạnh sẽ đầy lùi yếu tố bảo vệ. Một số loại đồ ăn có tính kích thích, đồ uống có gas… là tác nhân gây tăng tiết HCl và pepsine. Do vậy, người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống hạn chế các yếu tố tần công.
Thực phẩm tốt cho người mắctrào ngược dạ dày thực quản
Bánh mì
Được xem như cứu cánh của bệnh nhân dạ dày nói chung cũng như bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nói riêng nhờ chức năng “hút” acid giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày. Do đó, người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên để bánh mỳ trong danh sách thực đơn của mình.
Bột yến mạch
Yến mạch được xem như một loại thực phẩm đa năng, không chỉ được các chị em phụ nữ dùng để làm đẹp, yến mạch còn tốt cho bệnh nhân tim mạch và bệnh nhân trào ngược đạ dày thực quản. Sử dụng yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, yến mạch còn chứa nhiều chất xơ tự nhiên và đặc biệt nó giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa sau một đêm ngủ dài. Do vậy, hãy bổ sung thêm yến mạch trong thực đơn ngay cả khi bạn không mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Gừng
Gừng là một gia vị không thể thiếu và được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, gừng còn được xem là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược acid dạ dày. Trong Đông y, gừng là một chất chống viêm tự nhiên và được dùng nhiều để điều trị bệnh tiêu hóa. Các món ăn kết hợp gia vị gừng sẽ giúp người bệnh trào ngược dạ dày thực quản giảm bớt các triệu chứng và chống viêm cho thực quản cũng như hạn chế vết viêm loét dạ dày.
Dưa gang hoặc dưa hấu
2 loại dưa này thường được dùng để trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày. Dưa hấu và dưa gang vừa cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể vừa cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng.
Sữa
Sữa là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp làm bão hòa acid trong dạ dày, sữa cũng rất dễ tiêu hóa. Vì vậy sữa rất tốt cho người trào ngược dạ dày thực quản, nhưng chú ý không nên uống sữa vào lúc vừa ngủ dậy hay lúc bụng rỗng. Tốt nhất, dù người có bệnh hay không có bệnh cũng nên uống sữa vào khoảng 2h sau khi ăn. Nên uống sữa ấm, lạnh quá hoặc nóng quá đều không tốt cho bạn.
Sữa chua
Sữa chua có chứa các men tiêu hóa lợi khuẩn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, từ đó đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày giúp cải thiện nhanh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Các loại đỗ đậu
Các loại đậu đỗ chứa nhiều chất xơ, các amino acid cần thiết cho cơ thể nên bệnh nhân bị trào ngược có thể dùng được. Tuy nhiên, một số đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen… chứa carbohydrat phức hợp, do đó có thể dẫn đến chứng đầy hơi. Một mẹo để hạn chế việc này là ngâm các hạt đậu khô qua đêm để làm mềm hạt trước khi sử dụng. Bạn không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn những loại này, mà nên ăn với lượng nhỏ để cơ thể dần thích nghi.
Thực phẩm người mắc bệnh nên tránh
Cà phê, thuốc lá, rượu bia
Cà phê, thuốc lá hay rượu bia hay các chất kích thích nói chung được mọi người sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, các chất này lại làm giảm các yếu tố bảo vệ cho thực quản, khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn, đồng thời cũng gây tăng tiết cortisol. Cortisol không chỉ gây tăng tiết acid HCl, pepsine và làm giảm tiết chấy nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh dù ăn sống hay nấu chín đều không tốt với người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản do men papain có trong đu đủ có tác dụng như pepsin của dạ dày làm phá bỏ các mạch protein trong thịt, làm mềm thịt. Như vậy, khi ăn đu đủ, các niêm mạc thực quản bị phá hủy nhanh hơn khi dịch dạ dày trào ngược lên.
Muối
Muối không tốt đối với bệnh nhân bị thận, huyết áp cao, bệnh tim mạch… và cả trào ngược dạ dày thực quản. “Muối là một trong nhiều tác nhân gây ra trào ngược” – theo nhận định của tiến sĩ Roshini Rajapaksa, khoa tiêu hóa trung tâm y khoa đại học New York.
Đồ ăn nhiều chất béo, mỡ
Thực phẩm nhiều chất béo sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và tăng áp lực cho dạ dày. Dạ dày trướng sẽ tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Thời gian tiêu hóa thức ăn lâu khiến quá trình làm rỗng thức ăn bị chậm lại, một lần nữa lại gây khả năng trào ngược.
Socola
Thành phần có trong socola là sữa và chất béo, chất béo này khiến tình trạng trào ngược nặng hơn. Menthyxanthine trong socola là một chất làm giãn cơ thắt thực quản dưới gây trào ngược. Qủa là một tin đáng buồn cho tín đồ của socola.
Đồ ăn, uống có chứ nhiều acid
Cam, chanh… là những loại quả chứa nhiều acid, không tốt cho dạ dày vì nó làm acid trong dạ dày nhiều hơn dễ gây viêm loét dạ dày và làm căng thẳng tình trạng trào ngược.
NÊN TRÁNH CÁC ĐỒ ĂN LÀM TĂNG TIẾT DỊCH VỊ DẠ DÀY
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tạo thói quen không ăn quá no, nên chia nhỏ nhiều bữa, không nên nằm ngay sau khi ăn… Chú ý trong thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng là một cách tích cực góp phần làm giảm các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Songkhoe.net