Banner 468

.
Facebook
RSS

Vì sao nên chọn thơm làm món khai vị?

-
Kim Mai


SGTT.VN - Trái thơm (dứa, tên khoa học Fructus Ananatis) là loại trái cây nhiệt đới, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi.

>> 5 món giải nhiệt ngọt thơm từ dứa

>> Ngày rằm nấu bún riêu chay thật ngon

>> 7 điều em khiến đàn ông khiếp sợ

Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam của viện Dinh dưỡng (bộ Y tế), 100g phần ăn được của trái thơm chứa: nước 91,5g; protid 0,8g; glucid 6,5g; canxi 15mg; phốtpho 17mg; sắt 0,5mg; các vitamin B1 0,08mg; betacaroten 40mcg; cung cấp 40kcal...
Do nhiều chất đường (saccharose và glucose), vitamin… nên thơm là loại trái ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, lợi tiểu, tẩy độc. Thơm được đánh giá cao hơn chuối về chất lượng: mùi thơm đặc sắc, màu sắc trái hấp dẫn, nhiều đường, đồng thời độ chua cũng cao, lại nhiều nước, hợp khẩu vị, có thể ăn kèm thức ăn như một loại rau. Đặc biệt trong trái thơm, có một chất men là bromelin giúp tiêu hoá các chất protein giống như pepsin ở đu đủ, nên người ta hay dùng thơm làm món khai vị. Chú ý: phụ nữ có thai không nên dùng thơm vì bromelin có thể gây sảy thai.
Thơm còn được sử dụng làm thuốc trị thiếu máu, thiếu khoáng chất. Nó giúp cho sự sinh trưởng và dưỡng sức, dùng khi ăn uống không tiêu, khi bị ngộ độc, xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong, sỏi và trị chứng béo phì. Nó cũng được dùng chữa bệnh đường tiêu hoá, tiêu viêm, giảm phù, điều trị vết thương, vết phỏng. Người ta dùng trái thật chín để ăn hoặc dùng nước chiết từ trái, dùng trái ép lấy nước. Dịch ép lá và trái chưa chín dùng tẩy, nhuận trường, mỗi lần dùng 15 – 20 ml…


GS.TS Võ Văn Chi (nguyên giảng viên đại học Y dược TP.HcM)

Leave a Reply