Banner 468

.
Facebook
RSS

Sống lành mạnh ngừa ung thư

-
Kim Mai


(TNO) Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư (UT) từ bên ngoài tác động vào cơ thể. Tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân này để phòng tránh UT.

UT là bệnh lý ác tính của tế bào. Các tế bào bình thường sẽ phân chia theo trật tự nhất định. Chúng sẽ chết đi sau khi đã bị hỏng và được thay thế bằng những tế bào mới.
UT là một bệnh mà trong đó các tế bào phát triển không có điểm dừng. Tế bào UT tiếp tục phát triển và tạo thêm tế bào mới, lấn át các tế bào bình thường. Việc này gây hủy hoại các bộ phận của cơ thể, nơi mà UT xuất hiện.
Các tế bào UT cũng sẽ di chuyển sang bộ khác của cơ thể, được gọi là di căn. Ví dụ, các tế bào UT tại xương có thể di chuyển đến phổi và phát triển ở đó. Khi UT xương di căn đến phổi bệnh sẽ vẫn được gọi là UT xương vì đó là nguồn gốc bệnh bắt đầu.
Tại Việt Nam, ước có khoảng 150.000 ca mắc UT mới hằng năm. Khoảng 57% trong đó là nam giới, 43% là nữ giới. UT xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đa phần ở người ngoài 50 tuổi.
 ung thư
Ăn nhiều rau củ giúp ngăn ngừa ung thư - Ảnh minh họa
UT có di truyền không? Có lây không?
UT không di truyền từ cha mẹ sang con cái. Phần lớn những người mắc UT không liên quan đến di truyền và cũng không để lại bệnh cho thế hệ sau. Một số ít loại UT có yếu tố gia đình, người họ hàng ruột thị gần (bố mẹ, anh chị em ruột) thì khả năng mắc bệnh của họ có thể tăng lên. Nhìn chung UT liên quan mạnh mẽ tới tuổi và các yếu tố nguy cơ từ thói quen sống, từ môi trường.
UT là loại bệnh do tổn thương gen (vật liệu mang tính di truyền của tế bào). Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương gen nhưng hơn 80% là do yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào cơ thể.
Khoảng dưới 10% là do những tổn thương gen có sẵn trong cơ thể nhưng không phải sẽ di truyền cho tất cả các con của người có gen này. Chỉ khoảng 50% số con sẽ nhận di truyền các gen đó. Trong số những người con có gen sinh UT, cũng không phải tất cả sẽ bị UT. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ sẽ mắc UT trong cuộc đời họ.
UT không lây nhiễm từ người này sang người khác do tiếp xúc.
Một số yếu tố nguy cơ gây UT có thể thay đổi được
Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc giúp phòng chống UT phổi và nhiều loại UT đường hô hấp, đường tiêu hóa.
Thực hành dinh dưỡng hợp lý và an toàn như: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế ăn mỡ động vật và đồ rán quá cháy. Không được ăn thực phẩm mốc,bị ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, phẩm màu, hóa chất bảo quản để phòng UT đường tiêu hóa, UT vú, tuyến tiền liệt.
Tiêm vắc xin phòng bệnh viên gan B, hạn chế sử dụng rượu bia để phòng UT gan.
Thực hiện sinh đẻ kế hoạch và tình dục an toàn; tiêm vắc xin HPV để phòng UT cổ tử cung.
Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động như: sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động, đảm bảo môi trường làm việc có nồng độ chất độc hại dưới mức cho phép để phòng bệnh UT nghề nghiệp. Ví dụ như: UT phổi do tiếp xúc với amiăng và hít phải bụi amiăng; tiếp xúc với các chất asen, cadmi, crôm, niken, silic; UT da, UT mũi, UT miệng và UT gan do tiếp xúc với hóa chất sử dụng trong công nghiệp.
Tránh tiếp xúc với tia nắng gắt khi lao động ngoài trời bằng cách đội mũ, mặc quần áo che nắng hoặc bôi kem chống nắng để phòng UT da.
GS Nguyễn Bá Đức

Leave a Reply