(VTC News) – Dân văn phòng cảm thấy 8 tiếng buổi ngày chưa đủ cho công việc và giao lưu, nhiều người dùng thời gian nghỉ ngơi ban đêm để tiếp tục làm việc và buôn chuyện. Việc thức đến 2,3h sáng thậm chí là 5h sáng khiến tất cả đối diện với nguy cơ bị xấu đi do da sạm, trí nhớ giảm, lão hóa nhanh…
>> “Đừng cho phép bất cứ ai cấm mình đọc sách!”
>> Mất anh vì hờn ghen vô cớ
>> “Đừng cho phép bất cứ ai cấm mình đọc sách!”
>> Mất anh vì hờn ghen vô cớ
Buôn chuyện 12 tiếng với người yêu
Bạn Hoàng Trang (Hàng Chuối, Hà Nội) kể: “Người yêu mình ở xa, nên chỉ biết tâm sự với nhau qua điện thoại. Những ngày cuối tuần, mình ở nhà nói chuyện với người yêu hơn 12 tiếng, tới 5 giờ sáng... Mẹ thức dậy bắt đi ngủ... Đành phải byebye Honey thôi... Nhớ Honey quá”.
Cũng là thức đêm để tâm sự với người yêu, bạn Quế Nhàn (Văn Cao, Hà Nội) thường thức đến 1h sáng. Hàng ngày, Nhàn đi làm vào giờ hành chính, tối đến đi học nên thời gian gần gũi người yêu là rất ít. Vì vậy, sau khi ăn uống, tắm giặt xong cũng là lúc điện thoại của Nhàn reo vang.
Bao nhiêu lần tâm sự là bấy nhiêu lần mẹ tỉnh giấc thấy con gái vẫn thức nên giục đi ngủ. Vì vậy, Nhàn phải cắp điện thoại xuống phòng khách, tắt hết điện và nằm tâm sự để tránh ảnh hưởng mọi người.
Thậm chí, điện thoại nói chuyện với nhau xong, 2 người còn chưa dứt tâm sự và tiếp tục gửi tin nhắn nói những lời yêu thương. Sáng hôm sau, phải dậy đi làm nên Nhàn luôn trong tâm trạng mệt mỏi, da nổi mụn và sạm đi.
Còn chị Hoàng Thùy, biên tập viên một tờ báo điện tử tại Hà Nội, do đặc thù công việc nên thường xuyên thức đến 2h sáng. Dần dần việc thức khuya trở thành thói quen của chị nên dù không bận công việc, chị cũng thức đến sáng để vào mạng, chat với bạn, đọc tin tức…
Với nhịp sống xã hội công nghiệp hiện nay, cùng với sự phát triển của mạng internet, càng ngày, càng nhiều người thức khuya. Vì vậy, đã có những hội như “Hội những người thức khuya vô đối”, "Hội Cú đêm", “Hội những người thức đêm học bài”...
Họ lý giải cho việc thức khuya là: “Tôi luôn cảm thấy thời gian như một chuyến xe lửa lao đi rất nhanh, nhưng tôi lại như hành khách ngủ trong xe, không hề hay biết. Tới khi tỉnh lại, đã bỏ qua rất nhiều thứ, thậm chí bỏ qua trạm dừng. Vì vậy... đối với thời gian mà tôi có thể nắm giữ, tôi luôn không muốn nó dễ dàng trôi qua. Cho nên buổi tối tôi thật sự không muốn ngủ”.
Thức đêm: Xấu hình thể, giảm trí nhớ
Hãy cùng lắng nghe tâm sự của những con “ma đêm”: “Tớ ngồi máy tính cả ngày, tháng này qua tháng nọ. Bây giờ tớ như con mắm đây, mắt thì chưa cận nhưng lâu lâu "nó đơ đơ" treo cả "màn hình" không thấy rõ các vật khác luôn. Da mặt trắng bệch, xanh xao, còn 52kg”.
Một người tên Hoàng cho biết: Kinh nghiệm của tôi sau nhiều đêm trắng mòn mỏi là bị giảm trí nhớ, mất thần khí, trung tâm thần kinh suy nhược, gầy đi nên ảnh hưởng đến công việc và học tập. Thấy vết xe đổ của tôi thì đừng đi vào tiếp nhé!”.
Chị Quế Nhàn, sau những ngày tháng dài thức đêm tâm sự với người yêu, mặt chị bị nổi nhiều mụn bọc. Sắp đến ngày cưới, chị tuyên bố không tâm sự đêm nữa và tích cực tham gia một liệu trình trị mụn tại một cơ sở thẩm mỹ.
Còn với chị Hoàng Thùy, sau một thời gian, thức khuya, chị Thùy thấy việc thức đêm rất hại sức khỏe. Sáng dậy muộn, người luôn uể oải, mệt mỏi, không làm được việc gì hoạt bát.
Dần dần, chị thay đổi thời gian của mình, lúc đầu khá khó khăn vì quen nhịp sinh hoạt đến 2h sáng. Nhưng một thời gian đi ngủ lúc 23h, 6h sáng hôm sau dậy tập thể dục, tắm rửa ăn sáng, chị thấy sảng khoái hơn. Giờ, chị rất sợ phải thức khuya trừ khi có những công việc phải hoàn thành gấp.
Anh Hòa, một lập trình viên chia sẻ: “Trước đây, ngày nào tôi cũng thức tới 12h đêm. Tôi bắt đầu thức đêm từ khi có phòng riêng năm lớp 10. Tôi nhận thấy đó là lúc chiều cao có dấu hiệu chững lại. Khi là sinh viên, tôi toàn 2, 3h sáng mới ngủ, vui thì 4h ngủ, 7h hoặc 7h30’dậy. Chiều về, 7h tối ngủ bù đến tầm 11h dậy thức. Lắm hôm khỏi ngủ bù luôn. Khi đi mới vào làm, tập trung được 10 phút là mơ màng chỗ khác, học việc 4 tháng rồi mà như không”.
Anh Hòa rút ra kinh nghiệm là tránh tiếp xúc tivi, máy tính… trước khi đi ngủ 1 tiếng, và muốn ngủ sớm thì ban ngày tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt. Ánh sáng ban ngày giúp điều hòa giấc ngủ.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, bệnh viện Việt Đức cho biết: “Dân văn phòng thường ít vận động nên dễ mắc bệnh tim, mạch. Ngoài ra, do thức khuya nên bị rối loạn nhịp sinh học của cơ thể dẫn tới hàng loạt các rối loạn khác.
Đêm đến, đáng ra não được nghỉ ngơi để tái tạo, sắp xếp dữ liệu, thì lại không được nghỉ. Từ đó, làm suy giảm trí nhớ, căng thẳng kéo dài, khiến người hay thức khuya dễ bị bệnh dạ dày”.
Bác sĩ Vinh phân tích: Nếu sinh hoạt bình thường, da có thời gian thư giãn, tái tạo. Đó là lý do tại sao thức đêm khiến da bị sạm. Ngủ muộn khiến trường lực cơ căng lên, da cũng không có thời gian nghỉ ngơi. Mắt không được nghỉ do nhìn vào máy tính, tivi… khiến bị mờ mắt. Vì vậy, không chỉ người già, mà nhiều người trẻ cũng bị kém mắt vì thức khuya.
Thậm chí vì thức đêm mà có người mắc hội chứng giả Parkinson (Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói, và các chức năng khác – PV). Gọi là hội chứng giả Parkinson vì nó khiến người bệnh có triệu chứng run tay vì thoái hóa thần kinh.
Phụ nữ thức khuya, đặc biệt là làm việc hay sinh hoạt dưới ánh đèn còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần so với những người đi ngủ đúng giờ. Nguyên nhân là do ánh sáng của đèn đã ngăn cản cơ thể phụ nữ sản xuất ra chất melatonin – một nội tiết tố tự nhiên được sản sinh khi ngủ trong bóng tối, thường là từ 11h đêm đến 4h sáng. Chất melatonin là một trong những nhân tố chủ yếu giúp chống lại sự tấn công của bệnh ung thư vú.
Theo bác sĩ Vinh, nhiều người còn lạm dụng cà phê để thức. Vì vậy, ngoài việc khiến người uống thức khuya được thì cà phê còn có những tác dụng khác ảnh hưởng đến thần kinh.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó phải thường xuyên phải thức khuya, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên với những “ma đêm” này.
Về ăn uống, bạn không nên ăn mặn vì nhiều muối sẽ không tốt cho da. Để không ăn quá nhiều, bạn nên chia nhỏ các bữa vào buổi tối.
Nên ăn các đồ ăn dễ tiêu hoá, ít chất béo, giàu vitamin B. Bạn không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu hay thuốc lá để thức khuya, vì các chất này dễ làm tổn hại cho hoạt động của hệ thần kinh, gây căng thẳng, mệt mỏi.
Cách tốt nhất là bạn nên uống nhiều nước. Nước sẽ giúp thải chất độc cơ thể, tránh hiện tượng khô mắt. Bạn có thể sử dụng nước lọc, hoặc nước hoa quả, tuy nhiên nên uống các nước hoa quả có ít đường.
Dù bạn thức khuya thì một giấc ngủ sâu sau đó cũng sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục. Ngủ sâu làm cơ thể tiết nhiều hormone để cân bằng và nâng cao sức đề kháng. Bạn nên đảm bảo phải ngủ ít nhất 5-6 tiếng mỗi đêm. Bạn cũng không nên ngủ nướng nhiều vào sáng hôm sau, vì không khí buổi sáng rất tốt cho việc hồi phục sức khoẻ.
Nguyễn Tâm
Bạn Hoàng Trang (Hàng Chuối, Hà Nội) kể: “Người yêu mình ở xa, nên chỉ biết tâm sự với nhau qua điện thoại. Những ngày cuối tuần, mình ở nhà nói chuyện với người yêu hơn 12 tiếng, tới 5 giờ sáng... Mẹ thức dậy bắt đi ngủ... Đành phải byebye Honey thôi... Nhớ Honey quá”.
Cũng là thức đêm để tâm sự với người yêu, bạn Quế Nhàn (Văn Cao, Hà Nội) thường thức đến 1h sáng. Hàng ngày, Nhàn đi làm vào giờ hành chính, tối đến đi học nên thời gian gần gũi người yêu là rất ít. Vì vậy, sau khi ăn uống, tắm giặt xong cũng là lúc điện thoại của Nhàn reo vang.
Bao nhiêu lần tâm sự là bấy nhiêu lần mẹ tỉnh giấc thấy con gái vẫn thức nên giục đi ngủ. Vì vậy, Nhàn phải cắp điện thoại xuống phòng khách, tắt hết điện và nằm tâm sự để tránh ảnh hưởng mọi người.
Thậm chí, điện thoại nói chuyện với nhau xong, 2 người còn chưa dứt tâm sự và tiếp tục gửi tin nhắn nói những lời yêu thương. Sáng hôm sau, phải dậy đi làm nên Nhàn luôn trong tâm trạng mệt mỏi, da nổi mụn và sạm đi.
Còn chị Hoàng Thùy, biên tập viên một tờ báo điện tử tại Hà Nội, do đặc thù công việc nên thường xuyên thức đến 2h sáng. Dần dần việc thức khuya trở thành thói quen của chị nên dù không bận công việc, chị cũng thức đến sáng để vào mạng, chat với bạn, đọc tin tức…
Với nhịp sống xã hội công nghiệp hiện nay, cùng với sự phát triển của mạng internet, càng ngày, càng nhiều người thức khuya. Vì vậy, đã có những hội như “Hội những người thức khuya vô đối”, "Hội Cú đêm", “Hội những người thức đêm học bài”...
Họ lý giải cho việc thức khuya là: “Tôi luôn cảm thấy thời gian như một chuyến xe lửa lao đi rất nhanh, nhưng tôi lại như hành khách ngủ trong xe, không hề hay biết. Tới khi tỉnh lại, đã bỏ qua rất nhiều thứ, thậm chí bỏ qua trạm dừng. Vì vậy... đối với thời gian mà tôi có thể nắm giữ, tôi luôn không muốn nó dễ dàng trôi qua. Cho nên buổi tối tôi thật sự không muốn ngủ”.
Thức đêm: Xấu hình thể, giảm trí nhớ
Hãy cùng lắng nghe tâm sự của những con “ma đêm”: “Tớ ngồi máy tính cả ngày, tháng này qua tháng nọ. Bây giờ tớ như con mắm đây, mắt thì chưa cận nhưng lâu lâu "nó đơ đơ" treo cả "màn hình" không thấy rõ các vật khác luôn. Da mặt trắng bệch, xanh xao, còn 52kg”.
Một người tên Hoàng cho biết: Kinh nghiệm của tôi sau nhiều đêm trắng mòn mỏi là bị giảm trí nhớ, mất thần khí, trung tâm thần kinh suy nhược, gầy đi nên ảnh hưởng đến công việc và học tập. Thấy vết xe đổ của tôi thì đừng đi vào tiếp nhé!”.
Chị Quế Nhàn, sau những ngày tháng dài thức đêm tâm sự với người yêu, mặt chị bị nổi nhiều mụn bọc. Sắp đến ngày cưới, chị tuyên bố không tâm sự đêm nữa và tích cực tham gia một liệu trình trị mụn tại một cơ sở thẩm mỹ.
Còn với chị Hoàng Thùy, sau một thời gian, thức khuya, chị Thùy thấy việc thức đêm rất hại sức khỏe. Sáng dậy muộn, người luôn uể oải, mệt mỏi, không làm được việc gì hoạt bát.
Dần dần, chị thay đổi thời gian của mình, lúc đầu khá khó khăn vì quen nhịp sinh hoạt đến 2h sáng. Nhưng một thời gian đi ngủ lúc 23h, 6h sáng hôm sau dậy tập thể dục, tắm rửa ăn sáng, chị thấy sảng khoái hơn. Giờ, chị rất sợ phải thức khuya trừ khi có những công việc phải hoàn thành gấp.
Anh Hòa, một lập trình viên chia sẻ: “Trước đây, ngày nào tôi cũng thức tới 12h đêm. Tôi bắt đầu thức đêm từ khi có phòng riêng năm lớp 10. Tôi nhận thấy đó là lúc chiều cao có dấu hiệu chững lại. Khi là sinh viên, tôi toàn 2, 3h sáng mới ngủ, vui thì 4h ngủ, 7h hoặc 7h30’dậy. Chiều về, 7h tối ngủ bù đến tầm 11h dậy thức. Lắm hôm khỏi ngủ bù luôn. Khi đi mới vào làm, tập trung được 10 phút là mơ màng chỗ khác, học việc 4 tháng rồi mà như không”.
Anh Hòa rút ra kinh nghiệm là tránh tiếp xúc tivi, máy tính… trước khi đi ngủ 1 tiếng, và muốn ngủ sớm thì ban ngày tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt. Ánh sáng ban ngày giúp điều hòa giấc ngủ.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, bệnh viện Việt Đức cho biết: “Dân văn phòng thường ít vận động nên dễ mắc bệnh tim, mạch. Ngoài ra, do thức khuya nên bị rối loạn nhịp sinh học của cơ thể dẫn tới hàng loạt các rối loạn khác.
Đêm đến, đáng ra não được nghỉ ngơi để tái tạo, sắp xếp dữ liệu, thì lại không được nghỉ. Từ đó, làm suy giảm trí nhớ, căng thẳng kéo dài, khiến người hay thức khuya dễ bị bệnh dạ dày”.
Bác sĩ Vinh phân tích: Nếu sinh hoạt bình thường, da có thời gian thư giãn, tái tạo. Đó là lý do tại sao thức đêm khiến da bị sạm. Ngủ muộn khiến trường lực cơ căng lên, da cũng không có thời gian nghỉ ngơi. Mắt không được nghỉ do nhìn vào máy tính, tivi… khiến bị mờ mắt. Vì vậy, không chỉ người già, mà nhiều người trẻ cũng bị kém mắt vì thức khuya.
Thậm chí vì thức đêm mà có người mắc hội chứng giả Parkinson (Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói, và các chức năng khác – PV). Gọi là hội chứng giả Parkinson vì nó khiến người bệnh có triệu chứng run tay vì thoái hóa thần kinh.
Phụ nữ thức khuya, đặc biệt là làm việc hay sinh hoạt dưới ánh đèn còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần so với những người đi ngủ đúng giờ. Nguyên nhân là do ánh sáng của đèn đã ngăn cản cơ thể phụ nữ sản xuất ra chất melatonin – một nội tiết tố tự nhiên được sản sinh khi ngủ trong bóng tối, thường là từ 11h đêm đến 4h sáng. Chất melatonin là một trong những nhân tố chủ yếu giúp chống lại sự tấn công của bệnh ung thư vú.
Theo bác sĩ Vinh, nhiều người còn lạm dụng cà phê để thức. Vì vậy, ngoài việc khiến người uống thức khuya được thì cà phê còn có những tác dụng khác ảnh hưởng đến thần kinh.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó phải thường xuyên phải thức khuya, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên với những “ma đêm” này.
Về ăn uống, bạn không nên ăn mặn vì nhiều muối sẽ không tốt cho da. Để không ăn quá nhiều, bạn nên chia nhỏ các bữa vào buổi tối.
Nên ăn các đồ ăn dễ tiêu hoá, ít chất béo, giàu vitamin B. Bạn không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu hay thuốc lá để thức khuya, vì các chất này dễ làm tổn hại cho hoạt động của hệ thần kinh, gây căng thẳng, mệt mỏi.
Cách tốt nhất là bạn nên uống nhiều nước. Nước sẽ giúp thải chất độc cơ thể, tránh hiện tượng khô mắt. Bạn có thể sử dụng nước lọc, hoặc nước hoa quả, tuy nhiên nên uống các nước hoa quả có ít đường.
Dù bạn thức khuya thì một giấc ngủ sâu sau đó cũng sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục. Ngủ sâu làm cơ thể tiết nhiều hormone để cân bằng và nâng cao sức đề kháng. Bạn nên đảm bảo phải ngủ ít nhất 5-6 tiếng mỗi đêm. Bạn cũng không nên ngủ nướng nhiều vào sáng hôm sau, vì không khí buổi sáng rất tốt cho việc hồi phục sức khoẻ.
Nguyễn Tâm