Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm con người mau già. Đáng quan ngại, khoảng 5 - 20% dân số có triệu chứng bệnh nhưng lại không biết.
Nghiến răng sẽ gây đau các khớp vùng hàm mặt
Bác sĩ Nguyễn Thúy Lan, khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết nghiến răng là một dạng rối loạn xuất hiện cả ở trẻ em lẫn người lớn. Nó làm mòn lớp men của răng và gây ra những cơn đau đầu hay đau hàm nghiêm trọng.
Hỏng hàm, lệch mặt
Theo bác sĩ Lan, hầu hết chúng ta nhai cả trong khi ngủ lẫn thức, nhưng chứng rối loạn nghiến răng trong khi ngủ diễn ra với tần số dày hơn. Một nghiên cứu cho biết những người nghiến răng ban đêm phải chịu 5-6 cơn nghiến như vậy trong mỗi giờ ngủ, so với 1 - 2 lần ở những người không bị chứng rối loạn này. Stress là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nghiến răng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể có các nguyên nhân khác như: cản trở vướng cộm ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, suy dinh dưỡng, rượu và thuốc lá, yếu tố di truyền.
Do lực sử dụng trong động tác nghiến lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Đặc biệt, những người mắc tật nghiến răng mạn tính lâu ngày tạo ra vẻ mặt mất cân xứng, răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt và sẽ khiến bệnh nhân trông già hơn so với tuổi thực tế của mình.
Nên mang máng nhai
Bác sĩ Lê Anh Việt, khoa Khám bệnh, Bệnh viện 354, cho biết nghiến răng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài gây mòn răng, việc nghiến răng còn khiến người bệnh có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ do các cơ hàm bị co thắt. Hiện nay chưa có một phương pháp nào điều trị triệt để, song có một số biện pháp làm giảm hay ngăn ngừa tật nghiến răng.
Một trong những phương pháp đối phó là mang máng nhai. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương - hàm. Cũng có thể áp dụng kỹ thuật mài để điều chỉnh, loại bỏ các vướng cộm khớp cắn hoặc lắp gá bảo vệ răng cũng có tác dụng.
Các phương pháp trên sẽ còn hữu ích gấp đôi nếu người bệnh vận động đôi chút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi cách sống, tập yoga... để làm giảm stress, đồng thời loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu.
CẢM TƯỞNG CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY?
LƯU Ý:
Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình: 1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung. 2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm. 3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa. 4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó. 5. Không đăng các quảng cáo thương mại. 6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác. 7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép. Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm. Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này. |
Chưa có lời bình nào