Banner 468

.
Facebook
RSS

Bộ Y tế khuyến cáo không ăn nem chua

-
Kim Mai

Bộ Y tế khuyến cáo không ăn nem chua

Để tránh lây nhiễm bệnh liên cầu lợn, người dân nên tránh các món chế biến từ thịt lợn chưa chín như nem chua, nem chạo, tiết canh…

Bộ Y tế vừa ban hành phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở người. Theo đó, biểu hiện của bệnh là sốt cao, nhiều khi kèm theo rét run, mệt, đau mỏi người, đau đầu, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng có thể mê sảng, ngủ gà, hôn mê. Những người bị nhiễm khuẩn huyết có thể bị xuất huyết dưới da, ban xuất huyết hoại tử lan rộng ở mặt, ngực, chân, tay, hoại tử đầu chi.

Để tránh lây khuẩn liên cầu, Bộ Y tế khuyến cáo những người có vết thương ở chân, tay không được tham gia giết mổ lợn. Sau khi giết mổ, phải rửa sạch tay bằng các dung dịch sát khuẩn. Không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm hoặc chết, nếu xử lý những con vật này thì phải dùng găng tay, ủng, khẩu trang... Người dân nên tránh dùng thịt lợn không rõ nguồn gốc, sản phẩm của lợn chưa được nấu chín như thịt thủ luộc tái, lòng và nội tạng chần, tiết canh, nem chua, nem chạo...

THỨ BẢY, NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 2007

Tràn lan thức ăn 'ngậm' chất tẩy trắng : tin Việt Nam

Để bắt mắt thực khách, không ít quán ăn, nhà hàng phải “làm đẹp" cho ngó sen, rau củ, chân gà, giá sống và các loại hải sản bằng những hóa chất tẩy trắng độc hại chỉ dùng trong công nghiệp.

Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP Saigon cho thấy: Có đến 80% các mẫu ngó sen, rau muống, chân gà, nấm tuyết, su hào… và nhiều mẫu hải sản lấy ở các chợ, quán ăn đã ngậm chất tẩy trắng là hóa chất công nghiệp trước khi chế biến thành phẩm.

Theo thạc sĩ Phùng Văn Trung, Viện Công nghệ hóa học TP Saigon, các chất tẩy trắng được người kinh doanh sử dụng đều là loại cấm dùng trong thực phẩm bởi nó gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người.
Các hóa chất như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate hay Sulfur Dioxide và Psychotrine… được sử dụng nhiều nhất. Chúng đều là hóa chất công nghiệp, cho tác dụng tẩy trắng tức thì.

Chân gà và hải sản thường được "mông má" bằng hydrogen peroxide - một chất ôxy hoá cực mạnh, có trong thành phần thuốc nhuộm tóc hay chất tẩy trắng giấy. Nó cũng được dùng trong y tế để làm sạch vết thương và sát khuẩn. Với cơ thể người, Hydrogen Peroxide gây viêm loét dạ dày, loét giác mạc, thậm chí gây ung thư nếu tích tụ lâu dài.

Dừa, ngó sen, rau muống thường được tẩy trắng bằng magnesium sunlfate - chất tẩy vải sợi, rất dễ gây ngộ độc, dị ứng và rối loạn tiêu hoá.

Để làm trắng da lợn và bún, giới kinh doanh quán ăn hay mua kali sulfite, một chất vốn được dùng để tẩy trắng mủ cao su, da và gỗ. Nếu tích tụ trong cơ thể, nó sẽ gây viêm da, mắt, miệng và teo ruột

Các loại bánh, lòng lợn và giá sống thường được làm trắng bằng chloride sodium hydrosufite, một chất dùng tẩy thuốc nhuộm và chế biến xà phòng. Khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản, nó gây khó thở, nghẹt thở, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư.

Không chỉ quán ăn mà thực phẩm bán ở chợ cũng ngậm chất làm trắng. Tại các chợ TP Saigon, gần như tất cả hàng rau củ chưa qua chế biến như ngó sen, chân gà vịt…đều được ngâm hoá chất để được giòn, trắng. Các loại củ như su hào, khoai tây, đậu, dưa cà…sau khi bóc vỏ đều được ngâm tẩm.

Các loại hải sản (đặc biệt là mực) bị ươn do để quá lâu cũng đã được “phù phép” bằng chất tẩy trắng. Chỉ 30 phút sau khi ngâm thuốc, mực sẽ trở nên cứng, trắng và sạch hơn. Các loại bánh canh, bánh hỏi, bún, miến …cũng nhờ hóa chất tẩy trắng mới thu hút được thực khách.

Khảo sát cho thấy, hóa chất tẩy trắng dùng trong các mẫu thực phẩm kể trên đều có nguồn gốc từ chợ Kim Biên ở quận 5, TP Saigon. Tuy nhiên, mới đây khi cơ quan chức năng kiểm tra 43 công ty, cửa hàng và chi nhánh kinh doanh hóa chất thực phẩm ở chợ này và quận 5 thì tất cả đều chưa được cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khoảng 2/3 số hóa chất phụ gia thực phẩm, công nghiệp và hương liệu ở chợ Kim Biên không có nhãn mác và nguồn gốc rõ ràng. Các chủ hiệu thường nhập hàng về rồi tự sang chiết và đóng gói, nhiều trường hợp là hàng nhập lậu hoặc kém chất lượng.

Tiền Phong

Quật mồ heo bệnh tai xanh, heo chết để bán



Trở lại với những chuyện lẩm cẩm tại VN trong tuần vừa qua, chuyện đáng nói nhất là chuyện quật mồ heo bệnh, heo chết để bán cho các nhà hàng làm nem, chả, chà bông và vô số thứ thực phẩm quen dùng hàng ngày khác, đang thật sự là gây kinh hoàng cho người dân toàn quốc. Nguồn tin xuất phát từ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Nguồn tin được kể qua người dân tại nơi đó. Ông Nguyễn Quốc Minh, ở thôn 2, xã Bình Phục kể lại bà hàng xóm có con heo nái hơn một tạ lăn ra chết dịch, phải nhờ 4 người khiêng ra bãi cát chôn. Trên đường về, đám người này gặp nhóm chuyên nghề mua heo (tục gọi là “lái heo”). Họ lân la làm quen rồi nhờ những người chôn heo chỉ chỗ chôn và trả cho cánh chôn heo 150.000 đồng. Đối với người dân thôn quê, 150 ngàn đồng là số tiền khá lớn mà không phải vất vả gì. Đám lái heo lập tức quật xác heo lên, xẻ thịt mang đi, chỉ vứt lại bộ lòng.

Nguồn tin được xác minh thêm bởi vợ chồng ông Nguyễn Hữu Chính ở thôn 3, xã Bình Đào, cũng có 3 con heo nái lăn ra chết dịch, phải đem chôn ở động cát ngoài rừng dương. Trưa hôm trước chôn, vùi sâu dưới cát, hôm sau ra, chỉ thấy còn mấy bộ lòng heo. Ông Chính kể: "Xác heo đã bị ai đào trộm, mang thịt xương đi rồi. 14 con heo nái chết dịch chôn ở đây cũng chung số phận chết không toàn thây như vậy".

Hiện bệnh này ở heo đã lan ra 52 xã thuộc 6 huyện, thị của Quảng Nam và đã lan sang Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Tại tỉnh Quảng Nam có 44 xã, phường thuộc 6 huyện thị với gần 20.000 heo nhiễm bệnh tai xanh, nhưng rất nhanh, dịch đã lan ra 52 xã phường với tổng số heo bệnh là 21.900 con. Tại Đà Nẵng, từ ngày 5 đến 17-7, dịch đã xảy ra ở 7 xã, phường thuộc huyện Hòa Vang và Cẩm Lệ với gần 400 heo bệnh, trong đó 6 con chết. Tại Quảng Ngãi, cơ quan Thú Y vùng 4 nhận mẫu bệnh phẩm heo tại một nhà chăn nuôi ở huyện Tư Nghĩa. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus bệnh tai xanh.

Dịch bệnh tai xanh bùng phát từ bao giờ

Heo mắc “bệnh tai xanh” là thứ bệnh lần đầu tiên tôi nghe thấy. Theo Trung Tâm Chẩn Đoán Thú Y Hà Nội cho biết, bệnh tai xanh còn gọi là bệnh bí hiểm có tên khoa học là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (PRRS). Bệnh này do virus Lelystad gây ra. Thứ virus này tấn công vào đại thực bào - cơ quan có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể heo. Đại thực bào bị giết chết sẽ làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh kế phát như: Tả, thương hàn, liên cầu khuẩn, hen suyễn... Thực tế, tại các ổ dịch tai xanh ở miền Bắc xuất hiện vào tháng 3-4 vừa qua, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy heo hay mắc bệnh thường chết vì căn bệnh này.

Nỗi kinh hoàng ám ảnh người dân

Nghe tin này, không chỉ người dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng hoặc toàn miền Trung ghê sợ mà hầu như cả ở miền Nam, miền Bắc cũng ớn lạnh. Bọn lái heo bất lương kia đã làm việc này từ bao lâu nay rồi? Không ai biết. Bán đi những nơi nào, cũng chẳng ai kiểm soát được. Như vậy là trong toàn quốc, thứ thịt heo quật mồ từ heo bệnh, heo chết vẫn được ung dung tiêu thụ. Và tất nhiên, các chợ búa, các nhà hàng, từ bình dân đến cao cấp đều đã có “hân hạnh” được dùng món thịt heo… thơm phức kia mà không một thực khách nào có thể ngờ tới được. Ngay cả đến những thứ thực phẩm được chế biến sản xuất thành pa-tê, jambon… bán đầy ở các cửa hàng cửa hiệu sáng choang cũng có thể lẫn lộn thứ heo “kinh khủng” này.

Bọn làm ăn bất lương không từ một thủ đoạn nào không dám làm. Chúng trộn lẫn heo chết heo, bệnh vào thịt heo tươi của các nhà giết nhỏ lẻ ở thôn quê, đến thịt heo vừa được mang từ các lò chuyên nghiệp ở thành phố lớn được coi như “bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” ra bán. Có mà trời biết. Thế là, từ thành thị tới thôn quê, đều đã có “cơ hội” được nếm thử món heo hổ lốn này. Người nào cũng cảm thất bị ám ảnh đến lợm giọng, đến nỗi có những gia đình lúc này không dám ăn thịt heo nữa.


Câu hỏi còn bỏ ngỏ

Nói đến chuyện bây giờ, những cửa hàng chuyên bán thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô, như chà bông, pa-tê, dăm bông, xúc xích… trông đẹp lộng lẫy như nem công chả phượng, treo đầy trong những chiếc tủ kính ướp lạnh, sáng choang, bóng loáng trong các căn nhà “hoành tráng”, kể cả các siêu thị, có thật là không có loại thịt heo “khiếp đảm” kia không? Làm cách nào kiểm tra được? Câu hỏi này không dễ trả lời chút nào. Nó đã, đang và sẽ còn bỏ ngỏ. Cho dù những anh cán bộ Y Tế, cán bộ An Toàn Thực Phẩm, có thiện chí tới đâu cũng thua. Máy móc kỹ thuật kiểm soát không có, tay nghề lơ mơ, thêm vào cái bệnh quan liêu, tham nhũng thâm căn cố đế nữa thì thua to là cái chắc. Đấy là chưa nói tới có hàng trăm hàng ngàn cửa hàng lớn nhỏ, có hàng triệu mặt hàng, làm sao “kiểm” cho nổi?

Người dân lại đành tự bảo vệ lấy mình. “Cái gì độc hại thì dân tự lo, cái gì không độc hại thì cán bộ “no”.

Câu ấy như đã thành tiền lệ, thành một thứ “văn hoá phổ biến”, chỉ có điều là nó không được viết thành những băng rôn, biểu ngữ long trọng treo trước những “khu phố văn hoá”… đầy những dân ghiền và mua bán ma tuý.

Dân thành phố đã nhịn thịt gà, bây giờ lại nhịn thêm thịt heo. Mấy bác nhà quê thế mà sướng. Ngay vùng tôi ở, người ta không còn mua thịt heo trôi nổi ngoài chợ, đã bắt đầu áp dụng biện pháp “đánh đụng” , tức là nhiều nhà chung nhau lại làm thịt một con heo, xẻ thịt chia nhau. Hoặc cùng lắm là đến tận nhà người làm thịt heo, mua ngay khi làm thịt cho chắc ăn. Nếu cần thì cứ gà nhà ta nuôi, ta ăn, cá nhà ta thả ta vớt, cây nhà ta có trái ta hái. Thế là chẳng sợ gì những loại hoá chất độc hại. Dân nhà quê sống ít bệnh và sống thọ hơn dân thành phố là thế. Có lẽ nhiều người vẫn cho rằng chết thì không sợ, ai cũng phải chết, nhưng bệnh tật mới là điều đáng sợ nhất.

Có bao nhiêu người mắc bệnh từ heo tai xanh?

Nguồn tin mới nhất ngày 22-7-2007, tôi vừa nhận được, đã có hơn 40 người mắc bệnh liên cầu heo (bệnh heo tai xanh) ở Hà Nội và TP Sài Gòn do ăn, tiếp xúc với heo mắc bệnh bởi không thể phát hiện heo mắc bệnh bằng mắt thường, cho nên đây thật sự là mối lo ngại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

- Bệnh rất dễ mắc

Theo các bác sĩ tại Viện Các Bệnh Nhiệt Đới Và Truyền Nhiễm Quốc Gia, 22 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu heo vào điều trị tại viện, mỗi người có một nguyên nhân mắc bệnh khác nhau. Một sinh viên về quê nghỉ hè giúp mẹ bán thịt heo tại chợ. Sau vài ngày đứng bán hàng, cô bé này bắt đầu sốt cao, co giật, gia đình vội chuyển đến viện. Lúc này cô bé đã bị viêm màng não cấp rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi xét nghiệm phát hiện đã nhiễm liên cầu heo và phải điều trị tích cực mới qua khỏi.

Một nam bệnh nhân làm nghề buôn heo, hàng ngày tiếp xúc với heo sống còn việc giết mổ thuê người làm nhưng vẫn mắc bệnh. Một bệnh nhân nữa trong nhà nuôi ổ heo xề có 4 con heo con bị ốm. Hàng ngày chăm sóc đàn heo thế là nhiễm bệnh phải đi cấp cứu. Bệnh nhân Vũ Đình Đấu, 61 tuổi ở Hưng Yên, khi vào điều trị tại viện tưởng đã không qua khỏi, qua thời gian điều trị tích cực đến nay đã ổn định. Còn nguyên nhân, chỉ là do ăn thịt heo mua ngoài chợ, đến hai ngày sau sốt cao hôn mê. Hậu quả vì bị hoại tử nặng, các bác sĩ phải tháo bỏ các ngón chân của ông Đấu.

Như thế nguy cơ của heo bệnh tai xanh lan sang người đang là mối đe doạ và nguy cơ tử vong cũng không phải là nhỏ. Còn bao giờ nó lan vào miền Nam thì… chưa biết. Cũng như những thứ bệnh H5N1 từ Hà Nội tới Cà Mau chẳng bao xa.

Lái heo “rình mò” heo chết hơn cả thú y

Ông Võ Văn Cường, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Quảng Nam cho biết: "Tôi nằm tại địa bàn 2 đêm để điều tra, mới biết cánh mua heo canh chừng rành chuyện nhà nào mắc dịch còn hơn... thú y. Cứ ban ngày thì họ toả ra, đi tìm nhà nào có heo dịch là nhào vô mua liền. Chủ nhà thay vì phải đem chôn, bán được tí tiền, gỡ được đồng nào hay đồng nấy, nên hầu như chủ nhà nào cũng gật ngay. Ngã giá xong, chủ nhà cứ làm như sắp đem chôn đàn heo bệnh của mình đến nơi, nhưng chờ đêm xuống thì đón đám lái heo đến hành sự".

Ông Cường cũng xác nhận:

"Tôi đã kiểm tra, đình chỉ 1 trong 2 tụ điểm tiêu thụ heo chết ở Hương An, nhưng họ lại... dời tụ điểm khuất sâu vào trong, lại đi hàng đêm khuya, không sao kiểm soát cho xuể. Thịt heo dịch chủ yếu đưa đi tiêu thụ để làm ruốc, nem chả... ở những nơi nổi tiếng về món này là Bình Định, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng...".

Tất nhiên bọn lái heo không dừng lại ở Đà Nẵng mà còn đi xa hơn nhiều. Các quan thú y ở địa phương nào mắc bệnh bị phát giác mới nhẩy nhổm, còn các quan thú y ở các địa phương khác thì cứ tà tà “nó đã đến chỗ mình đâu mà sợ”. Có chỉ thị thì cũng như không, bởi từ muôn đời nay “chỉ thị túi áo, thông báo túi quần” đã thành thói quen rồi. Cứ thế mà làm....


Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2007_08_01_archive.html#ixzz3hSkx6llh

Leave a Reply