- Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrate (NO 3-) trong một số sản phẩm rau tươi (mg/kg) cho người. trong cho Số TT Tên các loại rau quả Theo CH. Liên bang Nga Theo WHO/FAO Bắp cải 1 500 500 2 Su hào 500 - Suplơ 3 500 300 Cải củ 4 - 1.400 5 Xà lách 1.500 2.000 Đậu ăn quả 6 150 - 7 Cà chua 150 300 8 Cà tím 400 - Dưa hấu 9 60 - Dưa bở 10 90 - Dưa chuột 11 150 150 12 Khoai tây 250 250 13 Hành tây 80 80 14 Hành lá 400 Bầu bí 15 400 16 Ngô rau 300 Cà rốt 17 250 18 Măng tây 150 Tỏi 19 500 Ớt ngọt 20 200 Ớt cay 21 400 Rau gia vị 22 600 Nguồn tài liệu: Qui định tạm thời về sản xuất rau an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ NN&PTNT, 1997.
- Hàm lượng nitrate trong một số rau, củ, quả ở Việt nam Hàm (Nguồn: Bùi cách Tuyến, 2002; Võ Diệp Thanh Thủy,1998; Lê văn Khoa.., 1999) Các loại rau quả Hàm lượng nitrate (mg/kg) Bông cải 61 – 320 Cải ngọt 264 – 1390 Đậu cô ve 44 – 291 Cà chua 21 – 94 Củ dền 5680 Bắp cải 1056 Cà rốt 117 – 472 Su hào 350 – 437 Cà chua 420 – 485 Bắp cải 650 – 820.
- 2. Sự hấp thu và tích lũy nitrate trong cây trồng 2. Rau thực phẩm nhiều nước: thân, rễ, củ, lá thường tích lũy nhiều nitrate Hàm lượng nitrate Tên loại rau xanh Tên phân loại thực vật (latinh) (mg/kg ở trạng thái tươi) Củ cải đường Beta vulgaris 900 Brinjal Solanum melongena 1300 Cải bắp Brassica oleracea 810 Súp lơ Brassica oleracea 1310 Rau cần tây Apium graveolens 1200 Rau thì là Foeniculum vulgare 2000 Su hào Brassica oleracea 1060 Rau diếp Lactuca sativa 5360 Cây mù tạc Trung Quốc Brassica sp 5670 Cải củ Raphanus sativus 1100 Rau pina Spinacea oleracea 3560 Củ cải đỏ Brassica rapa 970 Cải xalách xoong Nasturium officiale 1300 Củ dền - 1800 Cà rốt - 200 Nguồn tài liệu: D’Mello, F., 1997.
- .....
- Cây rau dền dại Amaranthus spp. Cây Scientific Name: Amaranthus spp. Common Name: Pigweed Species Most Often Affected: cattle, swine Poisonous Parts: leaves Primary Poisons: nitrate Link to web page(s):
- Cây bắp xanh - Zea mays Cây
- Cơ chế gây ngộ độc nitrite trên thú nhai ch lại 1. Phong bế hoạt động của hemoglobin 1. Phong (Methemoglobin): Globine Globine N N N N Fe Fe N N N N O2 NO2 Hb MetHb Fe++ Fe+++
- 2. Hội chứng xuống máu, giảm huyết áp (Hypotension) Nitrite có tác dụng kích thích làm giãn nở rộng mạch máu, vì vậy mà nó có tác dụng làm giảm huyết áp, nâng cao lượng máu ngoài tim nhiều hơn. Sự giãn nở mạch máu, giảm huyết áp có ảnh hưởng rất xấu đến bào thai, lượng máu vào tử cung không đầy đủ, có thể gây nguy hại cho bào thai. Đối với bào thai còn nhỏ thì có hiện tượng chết khô thai, hoặc sẩy thai đối với bào thai đã lớn.
- 3. Nitrate và nitrite còn là nguồn gốc sinh ra các Nitrosamin gây ung thư: Ung thư dạ dầy là loại ung thư phổ biến trên thế giới, nó có liên quan đến khẩu phần ăn có chứa nhiều nitrate và nitrite. Lý do gây ung thư cũng đã được nhiều tác giả làm sáng tỏ (Correa, Shuker và Rowland, 1988). R1 R1 NH + X-NO N-N=O R2 R2 N-nitrosamine Secondary amine Nitrosating agent (chất gây ung thư)
- Cơ chế hình thành Nitrosamin trong đường tiêu hóa ch và đặc tính gây ung thư của Ntrosamin (Theo tài liệu của Hà Huy Khôi, 1996) Yếu tố thức ăn, nước uống chứa NO3- Nitrate dạ dầy Acid dạ dầy Nitrate Máu nước bọt Vi khuẩn dạ dầy Nitrite NO2- dạ dầy Protein Acid dạ dầy giảm Vi sinh vật dạ dầy tăng phân hủy protein sinh amin Vitamin Nitrosamin + Nitrosamin Ung thư dạ dầy Muối mặn Teo dạ dầy............................................................................................
- Nguy cơ và khả năng nội sinh nitrosamin trong cơ thể với nitrit. Nguy Các hợp chất phát Loại thực phẩm Dạng cấu tạo nitrosamine sinh Thịt, sản phẩm thịt, sữa, rau quả Creatine, creatinine Nitrosarcosine (NSA) Trimethylamine oxyde Cá Dimethylnitrosamine (DMN) Trimethylamine Cá DMN Cá, thịt, sản phẩm thịt, fomat Dimethylamine DMN Diethylamine Fomat Diethylnitrosamine (DEN) Thịt, sản phẩm thịt, cá Sarcosine NSA Trứng, thịt, sản phẩm thịt, đậu, Choline, lecithin DMN bắp Thịt, sản phẩm thịt, thực phẩm Proline, hydroxyproline Nitrosoprolin và khác nitrosopyrrolidine (NPyr) Thịt, sản phẩm thịt, ớt Hung Pyrrolidine NPyr Thịt, sản phẩm thịt, fomat, tiêu Piperidine Nitrosopiperidine (NPip) Thịt bò, cá Methylguanidine Methylnitrosourea Thịt, sản phẩm thịt Carnitine DMN Dipropylamine Fomat Di-n-propylnitrosamine Dibutylamine Fomat Di-n-butylnitrosamine
- .......hấy trong một vài loại thực phẩm Loại thực phẩm Loại nitrosamin Hàm lượng (ppb) Thịt ba rọi chiêng NPyr 10 – 108 108 Thịt ba rọi nướng NPyr 16 - 39 Thịt hợp DMN, DEN 1–4 Xúc xích Itali DMN, DEN 1–4 Lạp xưởng NPyr, NPip 13 – 105 Cá xông khói DMN 4–9 Cá xông khói có ướp nitrat, nitrit : Cá hồi DMN 4 - 17 Cá chim ướp muối xông khói DMN 50 – 300 300 Các loại cá khác ướp nitrat, nitrit xông khói DMN 20 – 26 Các sản phẩm khác của cá DMN 1–9 Nước mắm, nước xốt cá DMN 0–2 Fomat DMN 1–4 Tôm khô DMN 2 – 10
19 sai lầm nghiêm trọng thường gặp khi xào nấu, ăn rau xanh
Đăng ngày: 05/03/2014 10:19
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh cũng như các loại củ quả cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên do một số thói quen chế biến rau thiếu khoa học, người đầu bếp có thể làm hao tổn rất nhiều dinh dưỡng trong quá trình xào nấu.
1. Rau xanh để lâu
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.
2. Thời gian xào nấu quá lâu
Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
3. Cắt rau xong không nấu ngay
Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.
4. Nhặt bỏ lá rau
Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc... Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.
5. Chỉ ăn cái, bỏ nước
Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.
6. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
7. Rửa rau 3 nước là sạch
Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm. Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.
8. Cắt rau xong mới rửa
Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.
9. Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
10. Dùng lửa nhỏ xào rau
Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.
Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách.
11. Nấu xong rồi không ăn ngay
Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.
12. Thường xuyên ăn salad và rau sống
Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.
13. Ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…
14. Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước
Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.
15. Ăn mướp đắng sống
Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
16. Ăn quá nhiều rau bina
Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.
17. Ăn nhiều giá đỗ sống
Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
18. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.
19. Nấu rau quá kỹ
Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
Theo Megafun
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.
2. Thời gian xào nấu quá lâu
Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
3. Cắt rau xong không nấu ngay
Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.
4. Nhặt bỏ lá rau
Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc... Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.
5. Chỉ ăn cái, bỏ nước
Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.
6. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
7. Rửa rau 3 nước là sạch
Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm. Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.
8. Cắt rau xong mới rửa
Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.
9. Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
10. Dùng lửa nhỏ xào rau
Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.
Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách.
11. Nấu xong rồi không ăn ngay
Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.
12. Thường xuyên ăn salad và rau sống
Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.
13. Ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…
14. Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước
Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.
15. Ăn mướp đắng sống
Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
16. Ăn quá nhiều rau bina
Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.
Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
18. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.
19. Nấu rau quá kỹ
Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
Theo Megafun
Ăn rau củ cho xương chắc khỏe
Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm thêm một lý do để bạn nên ăn rau củ mỗi ngày. Đó là ăn nhiều rau củ sẽ giúp xương thêm chắc khỏe, ngừa chứng loãng xương khi về già.
Nghiên cứu này do các chuyên gia của Trung tâm Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm thuộc Đại học Surrey (Anh) thực hiện. Thử nghiệm được tiến hành trên 500 người cả nam lẫn nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa rau củ và tình trạng khoáng chất trong xương, đặc biệt là ở xương sống, xương đùi và vùng xương chậu. Nghiên cứu cũng chỉ rõ một phụ nữ lớn tuổi ăn thực phẩm có nhiều rau củ gấp đôi bình thường sẽ tăng được 5% lượng khoáng chất xương trong xương sống. Lượng khoáng chất trong xương này càng cao bao nhiêu thì xương càng chắc khỏe bấy nhiêu.
Chứng loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi được xem là "bệnh dịch lặng lẽ", rất nguy hiểm vì chúng thường xảy ra đột ngột mà không hề có một cảnh báo nào. Cô Louisa Zhang, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng của Singapore cho rằng để đề phòng loãng xương, ngoài việc ăn nhiều rau củ, bạn còn cần tập thể dục đều đặn, không hút thuốc, không uống rượu, bổ sung đủ calcium và vitamin D cho cơ thể.
Lan Anh (Theo Crienglish)
Nghiên cứu này do các chuyên gia của Trung tâm Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm thuộc Đại học Surrey (Anh) thực hiện. Thử nghiệm được tiến hành trên 500 người cả nam lẫn nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa rau củ và tình trạng khoáng chất trong xương, đặc biệt là ở xương sống, xương đùi và vùng xương chậu. Nghiên cứu cũng chỉ rõ một phụ nữ lớn tuổi ăn thực phẩm có nhiều rau củ gấp đôi bình thường sẽ tăng được 5% lượng khoáng chất xương trong xương sống. Lượng khoáng chất trong xương này càng cao bao nhiêu thì xương càng chắc khỏe bấy nhiêu.
Chứng loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi được xem là "bệnh dịch lặng lẽ", rất nguy hiểm vì chúng thường xảy ra đột ngột mà không hề có một cảnh báo nào. Cô Louisa Zhang, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng của Singapore cho rằng để đề phòng loãng xương, ngoài việc ăn nhiều rau củ, bạn còn cần tập thể dục đều đặn, không hút thuốc, không uống rượu, bổ sung đủ calcium và vitamin D cho cơ thể.
Lan Anh (Theo Crienglish)
THỨ SÁU, NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2007
Những ngộ nhận thường gặp khác khi sử dụng rau quả
Con dâu chắc chắn sẽ bị mẹ chồng chê nếu lỡ tay xào giá đỗ hơi chín. Nhưng các bác sĩ dinh dưỡng lại khuyên rằng, nên xào chín giá trước khi ăn. Nếu không, các chất độc trong thực phẩm này sẽ gây buồn nôn, đi ngoài, chóng mặt...
Sau đây là những ngộ nhận thường gặp khác khi sử dụng rau quả:
Dùng cà chua trước bữa cơm
Cà chua rất giàu vitamin A và C nên được phụ nữ dùng nhiều để nấu nướng, ăn sống, xay sinh tố, đắp mặt nạ... Tuy vậy, bạn không nên ăn cà chua trước bữa cơm vì sẽ làm tăng chất chua cho dạ dày, dẫn đến nóng ruột, đau bụng. Nên dùng sau khi ăn.
Cà chua hay được dùng chung với dưa chuột trong món salad. Sự kết hợp này cũng không có lợi về mặt dinh dưỡng, vì dưa chuột chứa chất dung môi, có thể phân giải và phá hủy vitamin C trong cà chua.
Cà chua cũng chứa một số thành phần phản ứng với axit dạ dày, gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, không nên ăn vào lúc đói.
Uống sinh tố cà rốt gần với thời gian uống rượu
Các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu về thực phẩm phát hiện rằng, nếu vừa uống nước cà rốt có hàm lượng caroten cao rồi lại uống rượu thì trong gan sẽ sản sinh chất độc gây bệnh gan.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta không nên uống nước cà rốt trước và sau khi uống rượu.
Không chần mướp đắng trước khi xào
Trong mướp đắng có chất axit oxalic, ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi trong thức ăn. Nếu xào mướp đắng mà không chần qua nước sôi, bạn đã vô tình để cho axit oxalic có chỗ trú ngụ trong thức ăn của mình.
Ăn vải khi đang đói
Việc ăn nhiều vải thiều khi đang đói có thể khiến thành phần đường cao thâm nhập quá nhanh và nhiều vào cơ thể, gây say, thậm chí hôn mê.
Ăn chuối tiêu khi đói
Chuối tiêu chứa nhiều magiê. Nếu bạn ăn loại quả này khi đang đói thì cơ thể sẽ bị phá hủy cân bằng magiê - canxi trong máu, từ đó ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Không luộc măng trước khi chế biến
Nhiều người nghĩ măng mua ở chợ đã được luộc rồi nên về nhà chỉ cần chế biến là xong. Thực ra lúc này trong măng còn chứa nhiều chất độc glucozit. Nó sẽ sinh ra axit cyanhydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gây ngộ độc, nôn mửa giống như ngộ độc sắn.
Vì vậy, cần luộc kỹ măng để glucozit hòa tan trong nước và bay hơi theo nước sôi.
Theo Kiến Thức Ngày Nay
Sau đây là những ngộ nhận thường gặp khác khi sử dụng rau quả:
Dùng cà chua trước bữa cơm
Cà chua rất giàu vitamin A và C nên được phụ nữ dùng nhiều để nấu nướng, ăn sống, xay sinh tố, đắp mặt nạ... Tuy vậy, bạn không nên ăn cà chua trước bữa cơm vì sẽ làm tăng chất chua cho dạ dày, dẫn đến nóng ruột, đau bụng. Nên dùng sau khi ăn.
Cà chua hay được dùng chung với dưa chuột trong món salad. Sự kết hợp này cũng không có lợi về mặt dinh dưỡng, vì dưa chuột chứa chất dung môi, có thể phân giải và phá hủy vitamin C trong cà chua.
Cà chua cũng chứa một số thành phần phản ứng với axit dạ dày, gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, không nên ăn vào lúc đói.
Uống sinh tố cà rốt gần với thời gian uống rượu
Các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu về thực phẩm phát hiện rằng, nếu vừa uống nước cà rốt có hàm lượng caroten cao rồi lại uống rượu thì trong gan sẽ sản sinh chất độc gây bệnh gan.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta không nên uống nước cà rốt trước và sau khi uống rượu.
Không chần mướp đắng trước khi xào
Trong mướp đắng có chất axit oxalic, ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi trong thức ăn. Nếu xào mướp đắng mà không chần qua nước sôi, bạn đã vô tình để cho axit oxalic có chỗ trú ngụ trong thức ăn của mình.
Ăn vải khi đang đói
Việc ăn nhiều vải thiều khi đang đói có thể khiến thành phần đường cao thâm nhập quá nhanh và nhiều vào cơ thể, gây say, thậm chí hôn mê.
Ăn chuối tiêu khi đói
Chuối tiêu chứa nhiều magiê. Nếu bạn ăn loại quả này khi đang đói thì cơ thể sẽ bị phá hủy cân bằng magiê - canxi trong máu, từ đó ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Không luộc măng trước khi chế biến
Nhiều người nghĩ măng mua ở chợ đã được luộc rồi nên về nhà chỉ cần chế biến là xong. Thực ra lúc này trong măng còn chứa nhiều chất độc glucozit. Nó sẽ sinh ra axit cyanhydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gây ngộ độc, nôn mửa giống như ngộ độc sắn.
Vì vậy, cần luộc kỹ măng để glucozit hòa tan trong nước và bay hơi theo nước sôi.
Theo Kiến Thức Ngày Nay
TH
Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2007_08_01_archive.html#ixzz3hSleJmTj
Mùa lạnh tại sao hay bị ngứa ?
Hỏi ra thì mùa này rất nhiều người bị ngứa, ngứa ít hay nhiều mà thôi .
Nguyên nhân có thể là vì trời lạnh lổ chân lông bị bịt kín nên tà khí, nhiệt tà bị bế ở bên trong không thể thoát ra ngoài bằng lổ chân lông, khiến cho ngứa ngáy gảy chảy máu. Nếu những chổ ngứa nổi thành từng về mà gảy ra nước vàng là có nhiệt và thấp tà.
Cho nên mùa này nên tránh ăn thức ăn nóng nhiệt như ớt, thức chiên deep fry để giảm nhiệt tà. Và cũng tránh ăn bánh mì, nước ngọt thức ăn ngọt như bánh kẹo để tránh thấp tà.
Tôi cũng bị ngứa ở nhượng chân (phía bên trong đầu gối) và hai bên hông, nhưng uống thuốc và cử ăn nên đã khỏi.
Nếu gãy mà chảy ra nước vàng thì phải uống nhị trần hoàn mỗi buổi sáng.
Còn chỉ bị khô và ngứa da thì phải nấu thuốc để uống giải nhiệt.
Đây là toa Thanh Dinh Thang để trị rashes, psoriasis, lác khô,... uống chừng 5 thang là hết. Đổ 3 chén nước nấu còn một chén, ngày uống 1 thang, sắc hai lần nước nhất và nhì .
1. Sinh địa hoàng - Sheng Di Huang Radix Rehmanniae glutinosae 16 g
2. Huyền sâm - Xuan Shen Radix Scrophulariae ningpoensis 12 g
3. Trúc diệp - Zhu Ye Herba Lophatheri gracilis 6 g
4. Mạch môn đông - Mai Men Dong Tuber Ophiopogonis japonici 10 g
5. Đan sâm - Dan Shen Radix Salviae miltiorrhizae 8 g
6. Hoàng Liên - Huang Lian Rhizoma Coptidis 8 g
7. Kim ngân hoa - Jin Yin Hua Flos Lonicerae japonicae 16 g
8. Liên kiều - Lian Qiao Fructus Forsythiae suspensae 8 g
Theo anh Le Cong Luan - Uc Chau
THỨ TƯ, NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2007
Uống trà xanh và rượu nho đỏ
Uống trà cũng vậy, trà là chất chát, cho nên những người đi cầu phân lỏng sẽ thấy phân gọn lại, cũng giống như ăn chuối chát. Cho nên những người uống trà mà không bị bón uất thì có thể dùng thường xuyên để có thêm những lợi ích khác của việc uống trà như antioxidant, giảm cholesterol,...
Việc uống rượu có thể tốt cho người này nhưng chưa chắc tốt cho người kia. Theo đông y thì câu 'One's man food is another's poison' rất đúng. Vì rượu không tốt cho người yếu gan cho nên những người đau gan không nên bắt chước mà uống mỗi ngày. Nếu uống rượu mà thấy con người kém minh mẫn và nóng gan (không thể control temper) thì tức là gan đã bị ảnh hưởng xấu của rượu. Còn nếu không thấy hại cho gan thì OK .
Theo anh Lê Công Luận
Bệnh Hay Fever Úc Châu
Bệnh Hay Fever có gốc do gan làm cho phổi bị ảnh hưởng cho nên muốn trị thì phải trị cả hai : gan và phổi, gan là gốc. Bệnh nào xuất hiện trong mùa xuân đa số đều có gốc từ gan.
Trị gan :
- Cần thanh lọc gan càng tốt (như uống nước bưởi buổi sáng lúc bụng đói, mùa này bưởi đang rộ).
- Ăn thức ăn có nhiều chất đắng như cải xanh, khổ qua, bớt ăn chất cay và ngọt (khắc gan mộc) .
- Uống thuốc : Long đởm sơ can hoàn để giải nhiệt trong gan. Nếu không bị tiêu chảy thì uống Aloe vera cũng đỡ .
Trị phổi :
- Nguyên nhân : Can Hỏa (nhiệt khí từ gan) xông lên làm cho màng mũi, cổ họng, mắt,... bị sưng. Tình trạng viêm khiến cho màng mũi dễ sensitive với phấn hoa hơn . Nếu màng mũi không bị sưng viêm thì phấn hoa cũng không làm gì được. Cho nên cần phải uống thuốc giải nhiệt ở phổi .
- Nên ăn rau hẹ, sà lách soong.
- Uống thuốc :
Âm Kiều giải độc phiến
Trị gan :
- Cần thanh lọc gan càng tốt (như uống nước bưởi buổi sáng lúc bụng đói, mùa này bưởi đang rộ).
- Ăn thức ăn có nhiều chất đắng như cải xanh, khổ qua, bớt ăn chất cay và ngọt (khắc gan mộc) .
- Uống thuốc : Long đởm sơ can hoàn để giải nhiệt trong gan. Nếu không bị tiêu chảy thì uống Aloe vera cũng đỡ .
Trị phổi :
- Nguyên nhân : Can Hỏa (nhiệt khí từ gan) xông lên làm cho màng mũi, cổ họng, mắt,... bị sưng. Tình trạng viêm khiến cho màng mũi dễ sensitive với phấn hoa hơn . Nếu màng mũi không bị sưng viêm thì phấn hoa cũng không làm gì được. Cho nên cần phải uống thuốc giải nhiệt ở phổi .
- Nên ăn rau hẹ, sà lách soong.
- Uống thuốc :
Âm Kiều giải độc phiến
(Yin Chiao Chieh Tu Pien, xem trang web http://www.maxnature.com/yinchchtupig.html).
hoặc uống :
Hoàng Liên thuợng thanh phiến :
Theo anh Lê Công Luận
Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2007_08_01_archive.html#ixzz3hSlPeGY6
Bộ Y tế khuyến cáo không ăn nem chua
Để tránh lây nhiễm bệnh liên cầu lợn, người dân nên tránh các món chế biến từ thịt lợn chưa chín như nem chua, nem chạo, tiết canh…
Bộ Y tế vừa ban hành phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở người. Theo đó, biểu hiện của bệnh là sốt cao, nhiều khi kèm theo rét run, mệt, đau mỏi người, đau đầu, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng có thể mê sảng, ngủ gà, hôn mê. Những người bị nhiễm khuẩn huyết có thể bị xuất huyết dưới da, ban xuất huyết hoại tử lan rộng ở mặt, ngực, chân, tay, hoại tử đầu chi.
Để tránh lây khuẩn liên cầu, Bộ Y tế khuyến cáo những người có vết thương ở chân, tay không được tham gia giết mổ lợn. Sau khi giết mổ, phải rửa sạch tay bằng các dung dịch sát khuẩn. Không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm hoặc chết, nếu xử lý những con vật này thì phải dùng găng tay, ủng, khẩu trang... Người dân nên tránh dùng thịt lợn không rõ nguồn gốc, sản phẩm của lợn chưa được nấu chín như thịt thủ luộc tái, lòng và nội tạng chần, tiết canh, nem chua, nem chạo...
Bộ Y tế vừa ban hành phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở người. Theo đó, biểu hiện của bệnh là sốt cao, nhiều khi kèm theo rét run, mệt, đau mỏi người, đau đầu, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng có thể mê sảng, ngủ gà, hôn mê. Những người bị nhiễm khuẩn huyết có thể bị xuất huyết dưới da, ban xuất huyết hoại tử lan rộng ở mặt, ngực, chân, tay, hoại tử đầu chi.
Để tránh lây khuẩn liên cầu, Bộ Y tế khuyến cáo những người có vết thương ở chân, tay không được tham gia giết mổ lợn. Sau khi giết mổ, phải rửa sạch tay bằng các dung dịch sát khuẩn. Không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm hoặc chết, nếu xử lý những con vật này thì phải dùng găng tay, ủng, khẩu trang... Người dân nên tránh dùng thịt lợn không rõ nguồn gốc, sản phẩm của lợn chưa được nấu chín như thịt thủ luộc tái, lòng và nội tạng chần, tiết canh, nem chua, nem chạo...
THỨ BẢY, NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 2007
Tràn lan thức ăn 'ngậm' chất tẩy trắng : tin Việt Nam
Để bắt mắt thực khách, không ít quán ăn, nhà hàng phải “làm đẹp" cho ngó sen, rau củ, chân gà, giá sống và các loại hải sản bằng những hóa chất tẩy trắng độc hại chỉ dùng trong công nghiệp.
Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP Saigon cho thấy: Có đến 80% các mẫu ngó sen, rau muống, chân gà, nấm tuyết, su hào… và nhiều mẫu hải sản lấy ở các chợ, quán ăn đã ngậm chất tẩy trắng là hóa chất công nghiệp trước khi chế biến thành phẩm.
Theo thạc sĩ Phùng Văn Trung, Viện Công nghệ hóa học TP Saigon, các chất tẩy trắng được người kinh doanh sử dụng đều là loại cấm dùng trong thực phẩm bởi nó gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người.
Các hóa chất như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate hay Sulfur Dioxide và Psychotrine… được sử dụng nhiều nhất. Chúng đều là hóa chất công nghiệp, cho tác dụng tẩy trắng tức thì.
Chân gà và hải sản thường được "mông má" bằng hydrogen peroxide - một chất ôxy hoá cực mạnh, có trong thành phần thuốc nhuộm tóc hay chất tẩy trắng giấy. Nó cũng được dùng trong y tế để làm sạch vết thương và sát khuẩn. Với cơ thể người, Hydrogen Peroxide gây viêm loét dạ dày, loét giác mạc, thậm chí gây ung thư nếu tích tụ lâu dài.
Dừa, ngó sen, rau muống thường được tẩy trắng bằng magnesium sunlfate - chất tẩy vải sợi, rất dễ gây ngộ độc, dị ứng và rối loạn tiêu hoá.
Để làm trắng da lợn và bún, giới kinh doanh quán ăn hay mua kali sulfite, một chất vốn được dùng để tẩy trắng mủ cao su, da và gỗ. Nếu tích tụ trong cơ thể, nó sẽ gây viêm da, mắt, miệng và teo ruột…
Các loại bánh, lòng lợn và giá sống thường được làm trắng bằng chloride sodium hydrosufite, một chất dùng tẩy thuốc nhuộm và chế biến xà phòng. Khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản, nó gây khó thở, nghẹt thở, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư.
Không chỉ quán ăn mà thực phẩm bán ở chợ cũng ngậm chất làm trắng. Tại các chợ TP Saigon, gần như tất cả hàng rau củ chưa qua chế biến như ngó sen, chân gà vịt…đều được ngâm hoá chất để được giòn, trắng. Các loại củ như su hào, khoai tây, đậu, dưa cà…sau khi bóc vỏ đều được ngâm tẩm.
Các loại hải sản (đặc biệt là mực) bị ươn do để quá lâu cũng đã được “phù phép” bằng chất tẩy trắng. Chỉ 30 phút sau khi ngâm thuốc, mực sẽ trở nên cứng, trắng và sạch hơn. Các loại bánh canh, bánh hỏi, bún, miến …cũng nhờ hóa chất tẩy trắng mới thu hút được thực khách.
Khảo sát cho thấy, hóa chất tẩy trắng dùng trong các mẫu thực phẩm kể trên đều có nguồn gốc từ chợ Kim Biên ở quận 5, TP Saigon. Tuy nhiên, mới đây khi cơ quan chức năng kiểm tra 43 công ty, cửa hàng và chi nhánh kinh doanh hóa chất thực phẩm ở chợ này và quận 5 thì tất cả đều chưa được cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khoảng 2/3 số hóa chất phụ gia thực phẩm, công nghiệp và hương liệu ở chợ Kim Biên không có nhãn mác và nguồn gốc rõ ràng. Các chủ hiệu thường nhập hàng về rồi tự sang chiết và đóng gói, nhiều trường hợp là hàng nhập lậu hoặc kém chất lượng.
Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP Saigon cho thấy: Có đến 80% các mẫu ngó sen, rau muống, chân gà, nấm tuyết, su hào… và nhiều mẫu hải sản lấy ở các chợ, quán ăn đã ngậm chất tẩy trắng là hóa chất công nghiệp trước khi chế biến thành phẩm.
Theo thạc sĩ Phùng Văn Trung, Viện Công nghệ hóa học TP Saigon, các chất tẩy trắng được người kinh doanh sử dụng đều là loại cấm dùng trong thực phẩm bởi nó gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người.
Các hóa chất như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate hay Sulfur Dioxide và Psychotrine… được sử dụng nhiều nhất. Chúng đều là hóa chất công nghiệp, cho tác dụng tẩy trắng tức thì.
Chân gà và hải sản thường được "mông má" bằng hydrogen peroxide - một chất ôxy hoá cực mạnh, có trong thành phần thuốc nhuộm tóc hay chất tẩy trắng giấy. Nó cũng được dùng trong y tế để làm sạch vết thương và sát khuẩn. Với cơ thể người, Hydrogen Peroxide gây viêm loét dạ dày, loét giác mạc, thậm chí gây ung thư nếu tích tụ lâu dài.
Dừa, ngó sen, rau muống thường được tẩy trắng bằng magnesium sunlfate - chất tẩy vải sợi, rất dễ gây ngộ độc, dị ứng và rối loạn tiêu hoá.
Để làm trắng da lợn và bún, giới kinh doanh quán ăn hay mua kali sulfite, một chất vốn được dùng để tẩy trắng mủ cao su, da và gỗ. Nếu tích tụ trong cơ thể, nó sẽ gây viêm da, mắt, miệng và teo ruột…
Các loại bánh, lòng lợn và giá sống thường được làm trắng bằng chloride sodium hydrosufite, một chất dùng tẩy thuốc nhuộm và chế biến xà phòng. Khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản, nó gây khó thở, nghẹt thở, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư.
Không chỉ quán ăn mà thực phẩm bán ở chợ cũng ngậm chất làm trắng. Tại các chợ TP Saigon, gần như tất cả hàng rau củ chưa qua chế biến như ngó sen, chân gà vịt…đều được ngâm hoá chất để được giòn, trắng. Các loại củ như su hào, khoai tây, đậu, dưa cà…sau khi bóc vỏ đều được ngâm tẩm.
Các loại hải sản (đặc biệt là mực) bị ươn do để quá lâu cũng đã được “phù phép” bằng chất tẩy trắng. Chỉ 30 phút sau khi ngâm thuốc, mực sẽ trở nên cứng, trắng và sạch hơn. Các loại bánh canh, bánh hỏi, bún, miến …cũng nhờ hóa chất tẩy trắng mới thu hút được thực khách.
Khảo sát cho thấy, hóa chất tẩy trắng dùng trong các mẫu thực phẩm kể trên đều có nguồn gốc từ chợ Kim Biên ở quận 5, TP Saigon. Tuy nhiên, mới đây khi cơ quan chức năng kiểm tra 43 công ty, cửa hàng và chi nhánh kinh doanh hóa chất thực phẩm ở chợ này và quận 5 thì tất cả đều chưa được cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khoảng 2/3 số hóa chất phụ gia thực phẩm, công nghiệp và hương liệu ở chợ Kim Biên không có nhãn mác và nguồn gốc rõ ràng. Các chủ hiệu thường nhập hàng về rồi tự sang chiết và đóng gói, nhiều trường hợp là hàng nhập lậu hoặc kém chất lượng.
Tiền Phong
Quật mồ heo bệnh tai xanh, heo chết để bán
Trở lại với những chuyện lẩm cẩm tại VN trong tuần vừa qua, chuyện đáng nói nhất là chuyện quật mồ heo bệnh, heo chết để bán cho các nhà hàng làm nem, chả, chà bông và vô số thứ thực phẩm quen dùng hàng ngày khác, đang thật sự là gây kinh hoàng cho người dân toàn quốc. Nguồn tin xuất phát từ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Nguồn tin được kể qua người dân tại nơi đó. Ông Nguyễn Quốc Minh, ở thôn 2, xã Bình Phục kể lại bà hàng xóm có con heo nái hơn một tạ lăn ra chết dịch, phải nhờ 4 người khiêng ra bãi cát chôn. Trên đường về, đám người này gặp nhóm chuyên nghề mua heo (tục gọi là “lái heo”). Họ lân la làm quen rồi nhờ những người chôn heo chỉ chỗ chôn và trả cho cánh chôn heo 150.000 đồng. Đối với người dân thôn quê, 150 ngàn đồng là số tiền khá lớn mà không phải vất vả gì. Đám lái heo lập tức quật xác heo lên, xẻ thịt mang đi, chỉ vứt lại bộ lòng.
Nguồn tin được xác minh thêm bởi vợ chồng ông Nguyễn Hữu Chính ở thôn 3, xã Bình Đào, cũng có 3 con heo nái lăn ra chết dịch, phải đem chôn ở động cát ngoài rừng dương. Trưa hôm trước chôn, vùi sâu dưới cát, hôm sau ra, chỉ thấy còn mấy bộ lòng heo. Ông Chính kể: "Xác heo đã bị ai đào trộm, mang thịt xương đi rồi. 14 con heo nái chết dịch chôn ở đây cũng chung số phận chết không toàn thây như vậy".
Hiện bệnh này ở heo đã lan ra 52 xã thuộc 6 huyện, thị của Quảng Nam và đã lan sang Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Tại tỉnh Quảng Nam có 44 xã, phường thuộc 6 huyện thị với gần 20.000 heo nhiễm bệnh tai xanh, nhưng rất nhanh, dịch đã lan ra 52 xã phường với tổng số heo bệnh là 21.900 con. Tại Đà Nẵng, từ ngày 5 đến 17-7, dịch đã xảy ra ở 7 xã, phường thuộc huyện Hòa Vang và Cẩm Lệ với gần 400 heo bệnh, trong đó 6 con chết. Tại Quảng Ngãi, cơ quan Thú Y vùng 4 nhận mẫu bệnh phẩm heo tại một nhà chăn nuôi ở huyện Tư Nghĩa. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus bệnh tai xanh.
Dịch bệnh tai xanh bùng phát từ bao giờ
Heo mắc “bệnh tai xanh” là thứ bệnh lần đầu tiên tôi nghe thấy. Theo Trung Tâm Chẩn Đoán Thú Y Hà Nội cho biết, bệnh tai xanh còn gọi là bệnh bí hiểm có tên khoa học là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (PRRS). Bệnh này do virus Lelystad gây ra. Thứ virus này tấn công vào đại thực bào - cơ quan có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể heo. Đại thực bào bị giết chết sẽ làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh kế phát như: Tả, thương hàn, liên cầu khuẩn, hen suyễn... Thực tế, tại các ổ dịch tai xanh ở miền Bắc xuất hiện vào tháng 3-4 vừa qua, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy heo hay mắc bệnh thường chết vì căn bệnh này.
Nỗi kinh hoàng ám ảnh người dân
Nghe tin này, không chỉ người dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng hoặc toàn miền Trung ghê sợ mà hầu như cả ở miền Nam, miền Bắc cũng ớn lạnh. Bọn lái heo bất lương kia đã làm việc này từ bao lâu nay rồi? Không ai biết. Bán đi những nơi nào, cũng chẳng ai kiểm soát được. Như vậy là trong toàn quốc, thứ thịt heo quật mồ từ heo bệnh, heo chết vẫn được ung dung tiêu thụ. Và tất nhiên, các chợ búa, các nhà hàng, từ bình dân đến cao cấp đều đã có “hân hạnh” được dùng món thịt heo… thơm phức kia mà không một thực khách nào có thể ngờ tới được. Ngay cả đến những thứ thực phẩm được chế biến sản xuất thành pa-tê, jambon… bán đầy ở các cửa hàng cửa hiệu sáng choang cũng có thể lẫn lộn thứ heo “kinh khủng” này.
Bọn làm ăn bất lương không từ một thủ đoạn nào không dám làm. Chúng trộn lẫn heo chết heo, bệnh vào thịt heo tươi của các nhà giết nhỏ lẻ ở thôn quê, đến thịt heo vừa được mang từ các lò chuyên nghiệp ở thành phố lớn được coi như “bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” ra bán. Có mà trời biết. Thế là, từ thành thị tới thôn quê, đều đã có “cơ hội” được nếm thử món heo hổ lốn này. Người nào cũng cảm thất bị ám ảnh đến lợm giọng, đến nỗi có những gia đình lúc này không dám ăn thịt heo nữa.
Câu hỏi còn bỏ ngỏ
Nói đến chuyện bây giờ, những cửa hàng chuyên bán thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô, như chà bông, pa-tê, dăm bông, xúc xích… trông đẹp lộng lẫy như nem công chả phượng, treo đầy trong những chiếc tủ kính ướp lạnh, sáng choang, bóng loáng trong các căn nhà “hoành tráng”, kể cả các siêu thị, có thật là không có loại thịt heo “khiếp đảm” kia không? Làm cách nào kiểm tra được? Câu hỏi này không dễ trả lời chút nào. Nó đã, đang và sẽ còn bỏ ngỏ. Cho dù những anh cán bộ Y Tế, cán bộ An Toàn Thực Phẩm, có thiện chí tới đâu cũng thua. Máy móc kỹ thuật kiểm soát không có, tay nghề lơ mơ, thêm vào cái bệnh quan liêu, tham nhũng thâm căn cố đế nữa thì thua to là cái chắc. Đấy là chưa nói tới có hàng trăm hàng ngàn cửa hàng lớn nhỏ, có hàng triệu mặt hàng, làm sao “kiểm” cho nổi?
Người dân lại đành tự bảo vệ lấy mình. “Cái gì độc hại thì dân tự lo, cái gì không độc hại thì cán bộ “no”.
Câu ấy như đã thành tiền lệ, thành một thứ “văn hoá phổ biến”, chỉ có điều là nó không được viết thành những băng rôn, biểu ngữ long trọng treo trước những “khu phố văn hoá”… đầy những dân ghiền và mua bán ma tuý.
Dân thành phố đã nhịn thịt gà, bây giờ lại nhịn thêm thịt heo. Mấy bác nhà quê thế mà sướng. Ngay vùng tôi ở, người ta không còn mua thịt heo trôi nổi ngoài chợ, đã bắt đầu áp dụng biện pháp “đánh đụng” , tức là nhiều nhà chung nhau lại làm thịt một con heo, xẻ thịt chia nhau. Hoặc cùng lắm là đến tận nhà người làm thịt heo, mua ngay khi làm thịt cho chắc ăn. Nếu cần thì cứ gà nhà ta nuôi, ta ăn, cá nhà ta thả ta vớt, cây nhà ta có trái ta hái. Thế là chẳng sợ gì những loại hoá chất độc hại. Dân nhà quê sống ít bệnh và sống thọ hơn dân thành phố là thế. Có lẽ nhiều người vẫn cho rằng chết thì không sợ, ai cũng phải chết, nhưng bệnh tật mới là điều đáng sợ nhất.
Có bao nhiêu người mắc bệnh từ heo tai xanh?
Nguồn tin mới nhất ngày 22-7-2007, tôi vừa nhận được, đã có hơn 40 người mắc bệnh liên cầu heo (bệnh heo tai xanh) ở Hà Nội và TP Sài Gòn do ăn, tiếp xúc với heo mắc bệnh bởi không thể phát hiện heo mắc bệnh bằng mắt thường, cho nên đây thật sự là mối lo ngại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
- Bệnh rất dễ mắc
Theo các bác sĩ tại Viện Các Bệnh Nhiệt Đới Và Truyền Nhiễm Quốc Gia, 22 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu heo vào điều trị tại viện, mỗi người có một nguyên nhân mắc bệnh khác nhau. Một sinh viên về quê nghỉ hè giúp mẹ bán thịt heo tại chợ. Sau vài ngày đứng bán hàng, cô bé này bắt đầu sốt cao, co giật, gia đình vội chuyển đến viện. Lúc này cô bé đã bị viêm màng não cấp rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi xét nghiệm phát hiện đã nhiễm liên cầu heo và phải điều trị tích cực mới qua khỏi.
Một nam bệnh nhân làm nghề buôn heo, hàng ngày tiếp xúc với heo sống còn việc giết mổ thuê người làm nhưng vẫn mắc bệnh. Một bệnh nhân nữa trong nhà nuôi ổ heo xề có 4 con heo con bị ốm. Hàng ngày chăm sóc đàn heo thế là nhiễm bệnh phải đi cấp cứu. Bệnh nhân Vũ Đình Đấu, 61 tuổi ở Hưng Yên, khi vào điều trị tại viện tưởng đã không qua khỏi, qua thời gian điều trị tích cực đến nay đã ổn định. Còn nguyên nhân, chỉ là do ăn thịt heo mua ngoài chợ, đến hai ngày sau sốt cao hôn mê. Hậu quả vì bị hoại tử nặng, các bác sĩ phải tháo bỏ các ngón chân của ông Đấu.
Như thế nguy cơ của heo bệnh tai xanh lan sang người đang là mối đe doạ và nguy cơ tử vong cũng không phải là nhỏ. Còn bao giờ nó lan vào miền Nam thì… chưa biết. Cũng như những thứ bệnh H5N1 từ Hà Nội tới Cà Mau chẳng bao xa.
Lái heo “rình mò” heo chết hơn cả thú y
Ông Võ Văn Cường, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Quảng Nam cho biết: "Tôi nằm tại địa bàn 2 đêm để điều tra, mới biết cánh mua heo canh chừng rành chuyện nhà nào mắc dịch còn hơn... thú y. Cứ ban ngày thì họ toả ra, đi tìm nhà nào có heo dịch là nhào vô mua liền. Chủ nhà thay vì phải đem chôn, bán được tí tiền, gỡ được đồng nào hay đồng nấy, nên hầu như chủ nhà nào cũng gật ngay. Ngã giá xong, chủ nhà cứ làm như sắp đem chôn đàn heo bệnh của mình đến nơi, nhưng chờ đêm xuống thì đón đám lái heo đến hành sự".
Ông Cường cũng xác nhận:
"Tôi đã kiểm tra, đình chỉ 1 trong 2 tụ điểm tiêu thụ heo chết ở Hương An, nhưng họ lại... dời tụ điểm khuất sâu vào trong, lại đi hàng đêm khuya, không sao kiểm soát cho xuể. Thịt heo dịch chủ yếu đưa đi tiêu thụ để làm ruốc, nem chả... ở những nơi nổi tiếng về món này là Bình Định, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng...".
Tất nhiên bọn lái heo không dừng lại ở Đà Nẵng mà còn đi xa hơn nhiều. Các quan thú y ở địa phương nào mắc bệnh bị phát giác mới nhẩy nhổm, còn các quan thú y ở các địa phương khác thì cứ tà tà “nó đã đến chỗ mình đâu mà sợ”. Có chỉ thị thì cũng như không, bởi từ muôn đời nay “chỉ thị túi áo, thông báo túi quần” đã thành thói quen rồi. Cứ thế mà làm....
Nguồn tin được kể qua người dân tại nơi đó. Ông Nguyễn Quốc Minh, ở thôn 2, xã Bình Phục kể lại bà hàng xóm có con heo nái hơn một tạ lăn ra chết dịch, phải nhờ 4 người khiêng ra bãi cát chôn. Trên đường về, đám người này gặp nhóm chuyên nghề mua heo (tục gọi là “lái heo”). Họ lân la làm quen rồi nhờ những người chôn heo chỉ chỗ chôn và trả cho cánh chôn heo 150.000 đồng. Đối với người dân thôn quê, 150 ngàn đồng là số tiền khá lớn mà không phải vất vả gì. Đám lái heo lập tức quật xác heo lên, xẻ thịt mang đi, chỉ vứt lại bộ lòng.
Nguồn tin được xác minh thêm bởi vợ chồng ông Nguyễn Hữu Chính ở thôn 3, xã Bình Đào, cũng có 3 con heo nái lăn ra chết dịch, phải đem chôn ở động cát ngoài rừng dương. Trưa hôm trước chôn, vùi sâu dưới cát, hôm sau ra, chỉ thấy còn mấy bộ lòng heo. Ông Chính kể: "Xác heo đã bị ai đào trộm, mang thịt xương đi rồi. 14 con heo nái chết dịch chôn ở đây cũng chung số phận chết không toàn thây như vậy".
Hiện bệnh này ở heo đã lan ra 52 xã thuộc 6 huyện, thị của Quảng Nam và đã lan sang Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Tại tỉnh Quảng Nam có 44 xã, phường thuộc 6 huyện thị với gần 20.000 heo nhiễm bệnh tai xanh, nhưng rất nhanh, dịch đã lan ra 52 xã phường với tổng số heo bệnh là 21.900 con. Tại Đà Nẵng, từ ngày 5 đến 17-7, dịch đã xảy ra ở 7 xã, phường thuộc huyện Hòa Vang và Cẩm Lệ với gần 400 heo bệnh, trong đó 6 con chết. Tại Quảng Ngãi, cơ quan Thú Y vùng 4 nhận mẫu bệnh phẩm heo tại một nhà chăn nuôi ở huyện Tư Nghĩa. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus bệnh tai xanh.
Dịch bệnh tai xanh bùng phát từ bao giờ
Heo mắc “bệnh tai xanh” là thứ bệnh lần đầu tiên tôi nghe thấy. Theo Trung Tâm Chẩn Đoán Thú Y Hà Nội cho biết, bệnh tai xanh còn gọi là bệnh bí hiểm có tên khoa học là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (PRRS). Bệnh này do virus Lelystad gây ra. Thứ virus này tấn công vào đại thực bào - cơ quan có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể heo. Đại thực bào bị giết chết sẽ làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh kế phát như: Tả, thương hàn, liên cầu khuẩn, hen suyễn... Thực tế, tại các ổ dịch tai xanh ở miền Bắc xuất hiện vào tháng 3-4 vừa qua, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy heo hay mắc bệnh thường chết vì căn bệnh này.
Nỗi kinh hoàng ám ảnh người dân
Nghe tin này, không chỉ người dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng hoặc toàn miền Trung ghê sợ mà hầu như cả ở miền Nam, miền Bắc cũng ớn lạnh. Bọn lái heo bất lương kia đã làm việc này từ bao lâu nay rồi? Không ai biết. Bán đi những nơi nào, cũng chẳng ai kiểm soát được. Như vậy là trong toàn quốc, thứ thịt heo quật mồ từ heo bệnh, heo chết vẫn được ung dung tiêu thụ. Và tất nhiên, các chợ búa, các nhà hàng, từ bình dân đến cao cấp đều đã có “hân hạnh” được dùng món thịt heo… thơm phức kia mà không một thực khách nào có thể ngờ tới được. Ngay cả đến những thứ thực phẩm được chế biến sản xuất thành pa-tê, jambon… bán đầy ở các cửa hàng cửa hiệu sáng choang cũng có thể lẫn lộn thứ heo “kinh khủng” này.
Bọn làm ăn bất lương không từ một thủ đoạn nào không dám làm. Chúng trộn lẫn heo chết heo, bệnh vào thịt heo tươi của các nhà giết nhỏ lẻ ở thôn quê, đến thịt heo vừa được mang từ các lò chuyên nghiệp ở thành phố lớn được coi như “bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” ra bán. Có mà trời biết. Thế là, từ thành thị tới thôn quê, đều đã có “cơ hội” được nếm thử món heo hổ lốn này. Người nào cũng cảm thất bị ám ảnh đến lợm giọng, đến nỗi có những gia đình lúc này không dám ăn thịt heo nữa.
Câu hỏi còn bỏ ngỏ
Nói đến chuyện bây giờ, những cửa hàng chuyên bán thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô, như chà bông, pa-tê, dăm bông, xúc xích… trông đẹp lộng lẫy như nem công chả phượng, treo đầy trong những chiếc tủ kính ướp lạnh, sáng choang, bóng loáng trong các căn nhà “hoành tráng”, kể cả các siêu thị, có thật là không có loại thịt heo “khiếp đảm” kia không? Làm cách nào kiểm tra được? Câu hỏi này không dễ trả lời chút nào. Nó đã, đang và sẽ còn bỏ ngỏ. Cho dù những anh cán bộ Y Tế, cán bộ An Toàn Thực Phẩm, có thiện chí tới đâu cũng thua. Máy móc kỹ thuật kiểm soát không có, tay nghề lơ mơ, thêm vào cái bệnh quan liêu, tham nhũng thâm căn cố đế nữa thì thua to là cái chắc. Đấy là chưa nói tới có hàng trăm hàng ngàn cửa hàng lớn nhỏ, có hàng triệu mặt hàng, làm sao “kiểm” cho nổi?
Người dân lại đành tự bảo vệ lấy mình. “Cái gì độc hại thì dân tự lo, cái gì không độc hại thì cán bộ “no”.
Câu ấy như đã thành tiền lệ, thành một thứ “văn hoá phổ biến”, chỉ có điều là nó không được viết thành những băng rôn, biểu ngữ long trọng treo trước những “khu phố văn hoá”… đầy những dân ghiền và mua bán ma tuý.
Dân thành phố đã nhịn thịt gà, bây giờ lại nhịn thêm thịt heo. Mấy bác nhà quê thế mà sướng. Ngay vùng tôi ở, người ta không còn mua thịt heo trôi nổi ngoài chợ, đã bắt đầu áp dụng biện pháp “đánh đụng” , tức là nhiều nhà chung nhau lại làm thịt một con heo, xẻ thịt chia nhau. Hoặc cùng lắm là đến tận nhà người làm thịt heo, mua ngay khi làm thịt cho chắc ăn. Nếu cần thì cứ gà nhà ta nuôi, ta ăn, cá nhà ta thả ta vớt, cây nhà ta có trái ta hái. Thế là chẳng sợ gì những loại hoá chất độc hại. Dân nhà quê sống ít bệnh và sống thọ hơn dân thành phố là thế. Có lẽ nhiều người vẫn cho rằng chết thì không sợ, ai cũng phải chết, nhưng bệnh tật mới là điều đáng sợ nhất.
Có bao nhiêu người mắc bệnh từ heo tai xanh?
Nguồn tin mới nhất ngày 22-7-2007, tôi vừa nhận được, đã có hơn 40 người mắc bệnh liên cầu heo (bệnh heo tai xanh) ở Hà Nội và TP Sài Gòn do ăn, tiếp xúc với heo mắc bệnh bởi không thể phát hiện heo mắc bệnh bằng mắt thường, cho nên đây thật sự là mối lo ngại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
- Bệnh rất dễ mắc
Theo các bác sĩ tại Viện Các Bệnh Nhiệt Đới Và Truyền Nhiễm Quốc Gia, 22 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu heo vào điều trị tại viện, mỗi người có một nguyên nhân mắc bệnh khác nhau. Một sinh viên về quê nghỉ hè giúp mẹ bán thịt heo tại chợ. Sau vài ngày đứng bán hàng, cô bé này bắt đầu sốt cao, co giật, gia đình vội chuyển đến viện. Lúc này cô bé đã bị viêm màng não cấp rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi xét nghiệm phát hiện đã nhiễm liên cầu heo và phải điều trị tích cực mới qua khỏi.
Một nam bệnh nhân làm nghề buôn heo, hàng ngày tiếp xúc với heo sống còn việc giết mổ thuê người làm nhưng vẫn mắc bệnh. Một bệnh nhân nữa trong nhà nuôi ổ heo xề có 4 con heo con bị ốm. Hàng ngày chăm sóc đàn heo thế là nhiễm bệnh phải đi cấp cứu. Bệnh nhân Vũ Đình Đấu, 61 tuổi ở Hưng Yên, khi vào điều trị tại viện tưởng đã không qua khỏi, qua thời gian điều trị tích cực đến nay đã ổn định. Còn nguyên nhân, chỉ là do ăn thịt heo mua ngoài chợ, đến hai ngày sau sốt cao hôn mê. Hậu quả vì bị hoại tử nặng, các bác sĩ phải tháo bỏ các ngón chân của ông Đấu.
Như thế nguy cơ của heo bệnh tai xanh lan sang người đang là mối đe doạ và nguy cơ tử vong cũng không phải là nhỏ. Còn bao giờ nó lan vào miền Nam thì… chưa biết. Cũng như những thứ bệnh H5N1 từ Hà Nội tới Cà Mau chẳng bao xa.
Lái heo “rình mò” heo chết hơn cả thú y
Ông Võ Văn Cường, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Quảng Nam cho biết: "Tôi nằm tại địa bàn 2 đêm để điều tra, mới biết cánh mua heo canh chừng rành chuyện nhà nào mắc dịch còn hơn... thú y. Cứ ban ngày thì họ toả ra, đi tìm nhà nào có heo dịch là nhào vô mua liền. Chủ nhà thay vì phải đem chôn, bán được tí tiền, gỡ được đồng nào hay đồng nấy, nên hầu như chủ nhà nào cũng gật ngay. Ngã giá xong, chủ nhà cứ làm như sắp đem chôn đàn heo bệnh của mình đến nơi, nhưng chờ đêm xuống thì đón đám lái heo đến hành sự".
Ông Cường cũng xác nhận:
"Tôi đã kiểm tra, đình chỉ 1 trong 2 tụ điểm tiêu thụ heo chết ở Hương An, nhưng họ lại... dời tụ điểm khuất sâu vào trong, lại đi hàng đêm khuya, không sao kiểm soát cho xuể. Thịt heo dịch chủ yếu đưa đi tiêu thụ để làm ruốc, nem chả... ở những nơi nổi tiếng về món này là Bình Định, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng...".
Tất nhiên bọn lái heo không dừng lại ở Đà Nẵng mà còn đi xa hơn nhiều. Các quan thú y ở địa phương nào mắc bệnh bị phát giác mới nhẩy nhổm, còn các quan thú y ở các địa phương khác thì cứ tà tà “nó đã đến chỗ mình đâu mà sợ”. Có chỉ thị thì cũng như không, bởi từ muôn đời nay “chỉ thị túi áo, thông báo túi quần” đã thành thói quen rồi. Cứ thế mà làm....
Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2007_08_01_archive.html#ixzz3hSkx6llh
Khoai Lang - món ăn bình dân bổ dưỡng
Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitaminA, B, choline...
Lá rau lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Nhưng không nên ăn quá thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người bị bệnh đái tháo đường hàng ngày nếu ăn dây khoai lang đỏ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang là một thức ăn tốt với những người bị suy yếu gan.
Phụ nữ kinh nguyệt không đều, máu xấu thường ăn khoai lang mỗi tháng 15 – 20 ngày. Ăn vài tháng sẽ có hiệu quả tốt.
Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc, cần bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.
Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Nếu bị đầy bụng có thể uống một ít nước gừng.
Khoai lang là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, riêng với các trường hợp bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai lang.
Lá rau lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Nhưng không nên ăn quá thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người bị bệnh đái tháo đường hàng ngày nếu ăn dây khoai lang đỏ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang là một thức ăn tốt với những người bị suy yếu gan.
Phụ nữ kinh nguyệt không đều, máu xấu thường ăn khoai lang mỗi tháng 15 – 20 ngày. Ăn vài tháng sẽ có hiệu quả tốt.
Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc, cần bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.
Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Nếu bị đầy bụng có thể uống một ít nước gừng.
Khoai lang là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, riêng với các trường hợp bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai lang.
Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2007_08_01_archive.html#ixzz3hSkZDWmN
Bắp cải : món ăn dân dả nhiều muối khoáng
Bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC. Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín
Chống Ung Thư : Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.
Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm.
Chữa loét dạ dày : Từ thập niên 40, các thầy thuốc Mỹ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải và sau đó được kiểm chứng trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy phần lớn người bị loét dạ dày hành tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần.
Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một lớp màng nhày có 2 chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày dưới tác dụng của bắp cải. Ngoài ra, họ đã xác định được một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này chỉ có trong bắp cải tươi; hàm lượng cao khi còn tươi xanh và thu hái vào mùa xuân hay mùa hè, hầu như mất tác dụng vào mùa đông...
Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng nước ép bắp cải sẽ được gia tăng gấp bội nếu dùng hòa chung với nước ép rau cần tây.
Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm.
Chữa loét dạ dày : Từ thập niên 40, các thầy thuốc Mỹ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải và sau đó được kiểm chứng trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy phần lớn người bị loét dạ dày hành tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần.
Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một lớp màng nhày có 2 chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày dưới tác dụng của bắp cải. Ngoài ra, họ đã xác định được một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này chỉ có trong bắp cải tươi; hàm lượng cao khi còn tươi xanh và thu hái vào mùa xuân hay mùa hè, hầu như mất tác dụng vào mùa đông...
Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng nước ép bắp cải sẽ được gia tăng gấp bội nếu dùng hòa chung với nước ép rau cần tây.
( Theo Sức Khỏe & Đời Sống )
Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2007_08_01_archive.html#ixzz3hSkNrTeB
Tại sao cơ thể tiêu hao vitamin ?
Nhiều người vẫn thường than phiền tại sao đã ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, dùng nhiều thực phẩm dinh dưỡng mà vẫn bị bệnh tật đe dọa.
“Thủ phạm” tiềm ẩn làm cho chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn bị tiêu hao có thể là một trong những nguyên nhân sau :
- Máy vi tính : Ngồi trước máy tính ba giờ liên tục sẽ làm giảm vitamin A của tế bào thần kinh thị giác, vì cảm quan võng mạc phải đối diện trực tiếp với màn hình của máy. Vì thế, nếu công việc của bạn buộc phải gắn liền với máy vi tính thì bạn cần chú ý bổ sung vitamin A nhiều hơn bằng thực phẩm như cà rốt, bí đỏ và những loại thức ăn khác làm từ sữa.
- Rượu cồn : Nếu uống quá nhiều rượu thì vitamin B của cơ thể sẽ không đủ đáp ứng.
- Thuốc lá : Chất nhựa trong khói thuốc và các thành phần có hại khác sẽ làm tổn hại số lượng vitamin C trong cơ thể bạn. Nếu là người phải ngửi khói thuốc, lượng vitamin C của bạn sẽ càng tiêu hao nhiều hơn.
“Thủ phạm” tiềm ẩn làm cho chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn bị tiêu hao có thể là một trong những nguyên nhân sau :
- Máy vi tính : Ngồi trước máy tính ba giờ liên tục sẽ làm giảm vitamin A của tế bào thần kinh thị giác, vì cảm quan võng mạc phải đối diện trực tiếp với màn hình của máy. Vì thế, nếu công việc của bạn buộc phải gắn liền với máy vi tính thì bạn cần chú ý bổ sung vitamin A nhiều hơn bằng thực phẩm như cà rốt, bí đỏ và những loại thức ăn khác làm từ sữa.
- Rượu cồn : Nếu uống quá nhiều rượu thì vitamin B của cơ thể sẽ không đủ đáp ứng.
- Thuốc lá : Chất nhựa trong khói thuốc và các thành phần có hại khác sẽ làm tổn hại số lượng vitamin C trong cơ thể bạn. Nếu là người phải ngửi khói thuốc, lượng vitamin C của bạn sẽ càng tiêu hao nhiều hơn.
* Cách khắc phục : ăn nhiều cà chua và các thực phẩm có hàm lượng vitamin C phong phú.
- Vận động quá sức : Trong lúc vận động với cường độ cao, cơ thể cần nhiều năng lượng, tốc độ thay thế tế bào tăng nhanh và làm tiêu hao nhiều vitamin của cơ thể.
- Nhiệt độ quá cao, quá thấp : Vitamin tham gia vào hoạt động điều tiết nhiệt độ cơ thể, vì vậy ở nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến lượng vitamin trong cơ thể bị sụt giảm nhanh. Hơn nữa, khi ở môi trường có nhiệt độ cao, nhiều loại vitamin sẽ đi cùng với mồ hôi của bạn ra khỏi cơ thể.
- Ăn không đúng cách làm hao phí vitamin : Cà rốt sau khi được chế biến nấu chín bằng dầu thực vật sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn khi dùng sống. Vitamin C rất dễ bị oxy hóa trong không khí nên thời gian bảo quản rau quả càng dài bao nhiêu thì sinh tố C trong nó càng hao tổn đi bấy nhiêu. Vitamin C có tính năng hòa tan trong nước nên khi rửa rau rất dễ bị mất đi. Nhiệt độ chế biến cao hoặc thời gian chế biến kéo dài như hầm, chưng cất… cũng làm tiêu hao một lượng lớn vitamin C trong rau quả.
- Uống thuốc cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin : Dùng thuốc tránh thai sẽ gây trở ngại cho việc hấp thụ vitamin C, B6, B11, B12; lượng vitamin C tiêu hao sẽ nhiều hơn bình thường gấp bốn lần khi dùng thuốc Aspirin; dùng thuốc kháng sinh liên tục làm hao tổn nhóm vitamin B, K và ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày; thuốc cảm làm giảm lượng vitamin A trong máu…( Theo Tuổi Trẻ
Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2007_08_01_archive.html#ixzz3hSk8NSD7
Quả hồng xiêm có khả năng chữa được nhiều bệnh hiệu quả, bạn hãy tận dụng để luôn có sức khỏe tốt nhất.
Cây hồng xiêm quen thuộc với mọi người, là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm. Có quả hai lần trong năm, quả hình cầu hoặc hình quả trứng thon dài và chứa từ 2 – 10 hạt, vỏ có màu nâu – vàng nhạt. Bổ quả thịt có màu nâu ánh đỏ, hạt của nó có màu đen.
Miền Bắc gọi là hồng xiêm, bà con miền Nam gọi là quả sa-pô-chê.
Quả hồng xiêm khi xanh chứa tanin (nhưng khi quả chín thì không còn), 2-3% dầu và acid cyanhydric. Hạt chứa chất nhựa dầu; vỏ hạt chứa 20% dầu béo; 1% saponin và 0,08% chất đắng sapotinin. Người cao tuổi, trẻ em, người yếu mệt mới ốm dậy ăn đều tốt.
Quả hồng xiêm chữa được nhiều bệnh.
Chữa tiêu chảy, táo bón
Người dân ở nhiều địa phương vẫn lấy quả hồng xiêm còn xanh sắc lấy nước uống có kết quả tốt (lấy 15 – 20g quả hồng xiêm xanh sắc với 200ml nước, còn lại một nửa, chia làm hai lần uống trong ngày).
Chữa táo bón cho phụ nữ mang thai: Nếu mẹ bầu nào hay nhăn nhó, khó chịu vì phải đối mặt với chứng táo bón trong thai kỳ thì hãy ăn hồng xiêm thường xuyên.
Đây là loại quả rất giàu chất xơ, chỉ cần ăn mỗi bữa vài quả hồng xiêm chín (mỗi ngày ăn hai bữa, mỗi bữa hai quả) chỉ mấy hôm sẽ hết táo.
Bên cạnh đó, hồng xiêm còn là nguồn cung cấp phong phú tannin và polyphenolic – các chất có lợi cho đường tiêu hóa. Hồng xiêm sẽ giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, làm sạch dạ dày dẫn đến giảm tiêu chảy.
Các khoáng chất dồi dào trong loại quả này cũng giúp cho việc hình thành các enzyme cần thiết trong dạ dày, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giữ cho đường tiêu hóa luôn sạch sẽ.
Theo Đông y, quả hồng xiêm chín có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng…
Chữa ho, cảm lạnh
Khi bị ho, cảm lạnh hay mắc các bệnh về đường hô hấp, mẹ bầu đừng quên hồng xiêm. Loại quả này sẽ giúp loại bỏ các chất nhầy và đờm trong mũi và đường hô hấp, qua đó giúp giảm ho và cảm lạnh.
Giảm phù nề
Đây cũng là một loại thuốc lợi tiểu hiệu quả, giúp mẹ bầu loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách đi tiểu thường xuyên. Nó cũng giúp duy trì nồng độ nước của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng ứ nước trong người dẫn đến bệnh phù thũng.
Không chỉ dừng ở đó, quả hồng xiêm còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những bệnh dễ gặp và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như đẻ non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh.
Lợi niệu, giảm sốt
Hạt hồng xiêm 5g nấu nước sắc uống, có thể thêm lá tre 100g; cho 450ml nước sắc còn 150ml nước, chia ngày 2 lần, uống lúc còn nóng.
Giảm stress
Ít ai biết hồng xiêm cũng là một thuốc an thần mạnh. Mẹ bầu nào bị stress trong thai kỳ có thể dùng hồng xiêm để làm dịu các dây thần kinh và làm giảm căng thẳng.
Ở phương Tây, hồng xiêm thường được chỉ định trong chế độ ăn uống của người bị trầm cảm, rối loạn lo âu và mất ngủ. Những mẹ bầu nào bị huyết áp cao trong thai kỳ thì dùng hồng xiêm kết hợp với lá su su để giảm huyết áp đấy.
Ngoài ra, hồng xiêm cũng giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp cầm máu và ngăn ngừa chảy máu. Chất chống oxy hóa dồi dào trong quả hồng xiêm giúp giải độc cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
Làm đẹp
Ngoài những công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe, hồng xiêm còn là loại quả lý tưởng để mẹ bầu làm đẹp. Hồng xiêm góp phần trong việc tái tạo tế bào và thường được sử dụng để trì hoãn các dấu hiệu lão hóa.
Các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào trong hồng xiêm giúp đem lại sức sống cho da, làm cho làn da mẹ bầu trông trẻ hơn và ngăn ngừa sự xuất hiện của các đốm đen và nếp nhăn trên da.
Theo Thanh Lê/Phunutoday.vn
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM) khuyến cáo, một trong những yếu tố dẫn đến bệnh ung thư là do ăn uống. Theo Tổ chức Y tế thế giới, 30% người mắc bệnh ung thư được cho rằng có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh.
Nhiều bằng chứng cho thấy việc hấp thụ thường xuyên thực phẩm chứa nhiều mỡ, sữa nguyên bơ, thịt hun khói hay ướp muối có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt ung thư đại tràng và trực tràng. Ngược lại, các loại rau xanh, củ, quả tươi chứa nhiều hoạt chất chống ôxy hóa, vitamin, chất xơ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Theo các chuyên gia, ăn uống hợp lý có thể làm giảm 35% ca tử vong do ung thư. "Một chế độ ăn uống lành mạnh không phải nạp ít hay nhiều một loại thức ăn mà cơ bản là duy trì chế độ ăn uống hợp lý có đầy đủ các loại thực phẩm cơ bản như gạo, thịt, rau và trái cây", bác sĩ Tấn Vũ lưu ý. Ông gợi ý một số loại trái cây, rau củ phổ biến ở Việt Nam được chứng minh tốt cho sức khỏe, có khả năng phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là ung thư, các gia đình nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn như:
1. Hành tây
Hành tây được chứng minh có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày. Ảnh: Health.
Hành tây chứa vescalin (C27H20O8) là hoạt chất tự nhiên chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn loại củ này, tỷ lệ bị ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm ăn ít hoặc hoàn toàn không ăn. Riêng những trường hợp đã bị ung thư dạ dày mà áp dụng chế độ ăn bổ sung thêm hành tây thì tỷ lệ tử vong thấp hơn 30% so với nhóm còn lại.
2. Tỏi cô đơn
Tỏi cô đơn trước và sau khi lên men thành tỏi đen. Ảnh: Leo's black garlic.
Các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ chứng minh tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và các ung thư khác như đại tràng, dạ dày, vú. Những người ăn mỗi ngày một tép tỏi, nguy cơ ung thư sẽ giảm một nửa so với người không ăn.
Bác sĩ Tấn Vũ cho biết, ở miền Trung Việt Nam có loại tỏi hiếm là tỏi cô đơn (còn gọi là tỏi một nhánh) ở Lý Sơn, Phan Rang, được Đông y xếp loại là thảo dược quý vì chứa nhiều hoạt chất giúp phòng và chữa bệnh. Loại củ này có mùi hăng nồng không phải ai cũng ăn được. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách khử mùi mà vẫn giữ lại những dược chất tốt bằng phương pháp lên men tự nhiên trong 60 ngày để tạo ra tỏi đen có vị ngọt và dẻo giống trái cây sấy khô.
Quá trình lên men không làm mất các hoạt chất có lợi mà còn tăng sinh các chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi. Ăn từ một đến hai củ tỏi đen hàng ngày rất tốt cho người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên.
3. Măng tây
Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Ảnh:phunukieuviet.
Loại măng này có hàm lượng vitamin, rutin cao, có tác dụng nhất định với các bệnh ung thư da, ung thư bàng quang… Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, bổ dưỡng mà có lợi cho sức khỏe.
4. Ớt
Chất capsaicin trong ớt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả năng hòa tan máu đông, chống viêm nhiễm. Chất này còn làm chậm sự phát triển, thậm chí giết chết tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến các tế bào xung quanh.
5. Trà
Trà chứa phenylpolyphenol có tác dụng chống ung thư. Uống nước trà có thể phòng chống một số bệnh như ung thư gan, dạ dày. Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống trà xanh hàng ngày giảm 60% khả năng bị ung thư buồng trứng. Hầu hết các loại trà đều tốt, song trà xanh có tác dụng chống ung thư mạnh nhất.
6. Rau đắng
Các chất chống oxy hóa trong rau đắng giúp loại bỏ các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất làm cho tế bào chết hoặc đột biến thành ung thư. Bổ sung rau này vào chế độ ăn hàng tuần giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường quá trình trao đổi chất. Chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Nghiên cứu đang tiếp tục chứng minh các thành phần trong rau đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự lây lan của bệnh này.
Lưu ý: Việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều không được khuyến khích và rau đắng cũng không ngoại lệ. Chỉ nên bổ sung khi cần giảm bớt triệu chứng hoặc bệnh, không nên ăn thường xuyên trong hơn 12 tuần. Riêng bệnh nhân hen suyễn, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nhịp tim hoặc tăng đường huyết không nên dùng rau này.
7. Cà rốt
Cà rốt chứa caroten, protid, lipid, glucid, nước, cenluloz, các muối khoáng và vitamin C, D, E, B1, B2. Nước ép của cà rốt bôi ngoài da chữa một số bệnh như mụn nhọt, nấm, chàm, bỏng, vết thương lỏ loét, bổ trợ điều trị ung thư vú, ung thư biểu mô. Cà rốt và các loại rau màu xanh, vàng cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư. Theo nghiên cứu, củ cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng, vú.
8. Nấm
Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện rất nhiều loại nấm như nấm hương, nấm đông, nấm rơm, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng, nấm búp có chứa hoạt chất chống ung thư. Chẳng hạn như chất pholysaccharide trong nấm đông cô, pholysaccharide trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu quả.
9. Khoai lang
Loại củ này chứa chất chống ôxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và xơ giúp phòng bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư. Ăn khoai lang mỗi ngày giúp giảm 22% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nữ giới, giảm từ 40 đến 70% nguy cơ đột quỵ.
10. Cà chua
Cà chua có lycopene và beta caroten (vitamin A tự nhiên) có tác dụng chống ôxy hóa tế bào, nhờ đó giúp phòng chống ung thư vú, dạ dày và ung thư đường tiêu hóa. Để ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là tuyến tiền liệt, nên ăn nguyên trái cà chua chưa chế biến.
Thi Ngoan
Ăn đêm tưởng chừng như vô hại nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhịn ăn vào ban đêm là tốt cho sức khỏe, giảm khả năng mắc tiểu đường và ung thư vú. Ăn uống về đêm nên tránh việc xảy ra sự trao đổi chất của cơ thể trong sự liên kết với chu kì ngủ-thức tự nhiên.
Ăn những bữa ăn thường xuyên tại những thời điểm nhất định sau đó điều chỉnh lại khoảng thời gian giữa bữa tối và sáng bởi nó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ bệnh tật.
20% phụ nữ nhịn ăn đêm trong 3 giờ ít có khả năng tăng đường huyết hoặc đường trong máu cao – những yếu tố dẫn đến ung thư vú và tiểu đường.
Nhịn ăn đêm giảm nguy cơ ung thư vú và tiểu đường
Catherine Marinac – tiến sĩ tại Đại học California cho biết: “Tăng thời gian nhịn ăn đêm là chiến lược mới để giảm nguy cơ ung thư vú.
Đây là một sự thay đổi chế độ ăn uống đơn giản mà chúng tôi tin rằng hầu hết phụ nữ đều có thể hiểu và chấp nhận”.
Nhịn ăn đêm trong 3 ngày có thể tái tạo toàn bộ hệ thống miễn dịch. Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng: Phụ nữ mắc tiểu đường loại 2 có 23% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Những người làm việc đêm thường bị mắc các bệnh này nhiều hơn bởi chế độ ăn uống của họ.
Hơn 2000 phụ nữ đã tham gia vào nghiên cứu này bằng cách ghi lại giờ ăn ngủ của họ từ 2009 tới 2010.
Những lời khuyên để phòng ngừa ung thư thường là ăn ít thịt đỏ, rượu và các loại ngũ cốc tinh chế và tăng ăn các loại thực phẩm thực vật.
Hơn nữa ăn trong vòng 12 giờ còn giúp giảm cân.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh nhịn ăn đêm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu glucose. Họ cần có lối sống tích cực, hạn chế uống rượu để có cuộc sống khỏe mạnh.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dịch tễ học và phòng chống ung thư (Hoa Kỳ).
Theo Thùy Nguyễn/Soha.vn