Sữa chua (yaourt) là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ 80 - 90oC. Sữa chua được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như probiotics (Lactobacillus bulgaricus, Streptocoocus thermophilus).
Quá trình lên men giúp cho các chất dinh dưỡng trong sữa được chuyển thành dạng dễ tiêu hóa hơn. Trong đó, các thành phần như protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men chuyển thành lactic, dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa nên tránh được tiêu chảy. Ngoài ra, sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thu can-xi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.
Sữa chua còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón. Một số chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột. Các thành phần có trong sữa chua giúp giảm thiểu những vi khuẩn có hại cho đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn tự sản sinh ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.
Cũng giống như bất kì thực phẩm nào khác, sữa chua vừa có lợi vừa có hại cho sức khỏe nếu không biết bổ sung hợp lý.
Cũng giống như bất kì thực phẩm nào khác, sữa chua vừa có lợi vừa có hại cho sức khỏe nếu không biết bổ sung hợp lý.
Ăn càng nhiều càng tốt
Quan niệm ăn càng nhiều sữa chua càng tốt cũng là hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua sẽ thấy lạnh bụng.
Các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g sữa chua là hợp lí (tương đương 1 – 2 hộp). Còn trẻ em dưới 1 tuổi thì không nên ăn sữa chua.
Sữa chua làm nóng không sao
Có người thích ăn sữa chua nóng nhưng đây là cách làm sai trái. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo bạn rằng khi sữa chua vừa mới chế biến xong, phía trong đều là khuẩn sống, chỉ có để lạnh mới giữ được các khuẩn sống này. Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp.
Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh. Khi mua, bạn nhớ xem kĩ thời hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.
Quan niệm ăn càng nhiều sữa chua càng tốt cũng là hoàn toàn sai lầm.
Thêm đồ uống chế biến sẵn vào sữa chua
Chuyên gia khuyến cáo, nếu muốn tăng mùi vị thơm ngon của sữa chua, hãy thêm hoa quả tươi vào trong sữa chứ không phải các đồ uống được gia công như thạch hay nước chế biến từ hoa quả vì trong quá trình chế biến đã thêm vào nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.
Sữa chua càng đặc càng tốt
Rất nhiều người cho rằng sữa chua càng đặc càng nhiều dinh dưỡng, nhưng trên thực tế, nhiều loại sữa chua đặc chỉ là do khi chế biến thêm vào các loại nước làm đặc, ví dụ như tinh bột phốt phát hydroxypropyl, pectin, gelatin… Mặc dù sữa đặc đáp ứng được hương vị thơm ngon nhưng lại không có lợi cho cơ thể.
Thói quen kết hợp tùy tiện sữa chua với các thực phẩm khác cũng gây hại cho cơ thể bạn.
Tùy tiện kết hợp với các thực phẩm khác
Sữa chua và rất nhiều thực phẩm khác đều có thể phối hợp rất tốt, đặc biệt là buổi sáng ăn sữa chua kết hợp với bánh mỳ, bánh bao chay, thì sẽ tăng thêm khẩu vị và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên sữa chua không nên kết hợp với thuốc uống ví dụ như kháng sinh, bởi vì sự kết hợp đó sẽ giết chết hoặc gây nguy hại cho vi khuẩn acid lactic trong sữa. Bạn cũng không nên ăn sữa chua cùng với thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như lạp xường, xúc xích, thịt xông khói… Thịt xông khói, dăm bông hay các sản phẩm chứa nhiều dầu mỡ đi cùng với đồ uống chế biến từ sữa chua dễ gây ra ung thư. Nguyên nhân là do trong quá trình chế biến gia công để giữ sản phẩm, nhà chế biến thường thêm nitrate để phòng tránh thực phẩm hư hỏng và trực khuẩn phát triển. Khi nitrate gặp gỡ với acid hữu cơ (axit lactic, axit citric, axit tartaric, axit malic) sẽ chuyển biến thành nitrosamine gây ung thư.
Ăn nhiều sữa chua giảm béo
Sữa chua do chứa đại lượng vi khuẩn acid lactic sống nên có thể điều tiết hữu hiệu sự cân bằng nhóm vi khuẩn trong cơ thể, thúc đẩy dạ dày, đường ruột nhu động. Nghiên cứu chứng minh, táo bòn thời gian dài có quan hệ nhất định với việc trọng lượng cơ thể tăng. Sữa chua còn có cảm giác no nhất định, khi hơi đói ăn một cốc có thể giảm nhanh cảm giác đói, từ đó giảm bớt lượng đồ ăn dung nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên, bản thân sữa chua cũng là một loại có nhiệt lượng nhất định, nếu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ tăng thể trọng. Cách tốt nhất là lựa chọn loại sữa chua có chất béo và nhiệt lượng thấp, mặc dù mùi vị của loại này không đặc, thơm như sữa chua có chất béo, nhưng nhiệt lượng sẽ thấp hơn nhiều, không dễ làm cho cơ thể phát phì.
Dùng sữa chua chống đói
Khi bụng cồn cào, kêu réo, có người lấy một hộp sữa chua húp một hơi đến cạn. Điều này đích thực có thể giúp bụng đỡ réo gọi, vượt qua cơn đói. Tuy nhiên, họ không biết rằng khi đói, độ PH trong dạ dày con người bao giờ cũng cao và điều này làm hại đến những vi khuẩn có lợi trong sữa chua, tác dụng tăng cường sức khoẻ của sữa chua vì thế bị giảm đi đáng kể.
Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.
Trên thực tế, sữa chua mặc dù tốt nhưng không phải đều thích hợp với tất cả mọi người.
Sữa chua tuổi nào cũng phù hợp
Trên thực tế, sữa chua mặc dù tốt nhưng không phải đều thích hợp với tất cả mọi người. Người bệnh đường ruột, hoặc đau bụng đi ngoài nên thận trọng khi ăn sữa chua. Trẻ em dưới một tuổi không nên dùng sữa chua. Người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng sữa chua. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tuỵ tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.
Ngược lại, những người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, làm việc trên máy tính, hoặc những người bị táo bón, loãng xương, tim mạch, nên thường xuyên dùng sữa chua để cải thiện sức khoẻ.