Gần đây, nhiều website và cộng đồng mạng chia sẻ về một thanh niên dùng lò vi sóng để hâm nóng tách cà phê. Sau khi đun sôi, anh lấy tách cà phê từ trong lò ra thì bị nước bắn tung tóe vào mặt, gây bỏng mặt và mù mắt.
Giải thích về trường hợp này, PGS. TS Hoàng Đình Chiến, Khoa Điện - Điện tử Đại học Bách khoa TP HCM cho biết hiện tượng nước văng ra sau khi đun nóng bằng lò vi ba là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bản chất của chất lỏng khi đun sôi sẽ hình thành các bọt bong bóng. Việc đun trong lò vi sóng lâu làm ngăn chặn hình thành bong bóng. Khi lấy thức ăn ra khỏi lò, việc chạm vào nó sẽ làm hình thành bong bóng. Bị tác động, đưa ra ngoài đột ngột, sự xung đột về nhiệt độ có thể khiến bọt bong bóng vỡ ra, phun trào tung tóe khỏi mặt ly.
"Khi đun nóng chất lỏng, cần đảm bảo thời gian đun sôi vừa đến điểm sôi. Đun xong không nên lấy ra đột ngột mà cần mở cửa lò để chất lỏng cân bằng từ từ nhiệt độ môi trường. Tốt nhất nên đậy một nắp thủy tinh, nắp sứ lên trên ly khi đun để giữ bọt lại không vỡ ra. Bản chất của sóng vi ba có thể xuyên qua thủy tinh, sứ làm nóng chất lỏng bên trong nên việc đậy nắp sẽ không ảnh hưởng gì đến việc hâm nóng", phó giáo sư Chiến chia sẻ.
Theo kỹ sư Nguyễn Tấn Như, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM, khi đun nước sôi trong lò vi sóng, nên bỏ thêm một que khuấy bằng gỗ trong tách nhằm phân tán nhiệt lượng, giúp bọt khí không bị bắn ra ngoài khi tác động đột ngột. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, không nên đưa mặt vào sát cốc khi lấy cốc ra khỏi lò.
Hiện nay, lò vi sóng ngày càng trở nên quen thuộc trong các gia đình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ làm chín thực phẩm trong thời gian rất ngắn nên thức ăn được nấu bằng lò vi sóng thực chất giữ được nhiều vitamin hơn các cách nấu truyền thống. Các món ăn được đun trong lò vi sóng tiết kiệm gần 75-98% vitamin C, trong khi đó, phương pháp nấu ăn truyền thống bảo quản vitamin không vượt quá 38-60%.
Tuy nhiên nếu sử dụng lò vi sóng không đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Anh Thanh, quận 3, TP HCM, vẫn còn nhớ vụ làm cháy lò vi sóng khi qua nhà người anh họ chơi. Do lò đã cũ, anh lại cho chén kim loại đựng thức ăn vào để hâm nóng nên có tiếng nổ nhỏ. "Tuy không đến nỗi văng mảnh tứ tung nhưng lúc mở lò ra thì có mùi khét và khói bốc lên, lò bị cháy mất nguồn nên sau đó mình phải mua lại cái lò mới", anh Thanh cho biết.
Chị Hà An, nhân viên tư vấn của một cửa hàng điện máy tại Thủ Đức cho biết, thông thường mỗi loại lò vi sóng đều có hướng dẫn sử dụng riêng bằng tiếng Việt rất rõ ràng. Người tiêu dùng cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn an toàn cho từng sản phẩm trước khi sử dụng. Hiệp hội Phục vụ Chuyên nghiệp bao gồm các nhà sửa chữa lò nướng ở Mỹ từng tiến hành một cuộc khảo sát, cho thấy hơn 56% những lò vi sóng được sử dụng có thời gian từ hai năm trở đi có mức rò rỉ bức xạ cao hơn 10% so với mức chuẩn an toàn được quy định bởi Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ FDA.
Lưu ý để sử dụng lò vi sóng an toàn:
- Quan trọng là không nên sử dụng các đồ dùng bằng kim loại để đựng thức ăn khi cho vào quay trong lò vi sóng. Những vật bằng kim loại này trong nhiều trường hợp có thể tạo ra nguy cơ phóng điện từ nguồn và gây nổ. Nên dùng các vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ... vừa an toàn, vừa giúp thức ăn mau được đun nóng hơn vì sóng vi ba có thể đi qua những chất liệu này để làm nóng thực phẩm dễ dàng.
- Tránh không chạy lò vi sóng khi bên trong không có thức ăn, hoặc lò hoạt động ở công suất cao, trong thời gian khá lâu mà lượng thức ăn cho vào lại ít. Những điều này dẫn đến việc các tia bức xạ không được hấp thụ hết sẽ phản xạ liên tục bên trong ngăn chứa và gây nổ. Giải pháp là nên đặt thường xuyên một cốc nước bên trong ngăn quay phòng trường hợp người sử dụng vô tình cho chạy lò vi sóng, chọn chế độ quay phù hợp với lượng thức ăn cho vào.
- Nếu không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
- Đồ đặt trong lò rất nóng do nhiệt độ truyền từ lò sang, do đó phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn khỏi lò.
- Không vận hành khi lò vi sóng bị hỏng các mồi hàn hoặc phích cắm. Lò vi sóng không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây tai nạn khó lường. Nếu nguồn cung cấp điện có vấn đề, cần đến gặp nhà sản xuất, trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa có tay nghề.
- Nguy cơ nhất là những máy sử dụng lâu rất dễ bị hở, cong, vênh, các bức xạ vi sóng sẽ phát ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến người sử dụng. Bản chất của việc này dựa trên những tác động của bức xạ điện từ như suy yếu màng tế bào, tác động đến hệ miễn dịch, làm đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng lâu dài đưa đến những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tăng nguy cơ đau ruột thừa… Hiện nay thiết kế của các lò vi sóng cho phép máy không hoạt động khi cửa không được đóng kín, hoặc bị hở, do đó không nên tự ý thay đổi kết cấu của lò vi sóng.
Lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng:
- Nhiều người tin rằng lò vi sóng nấu chín thức ăn từ bên trong ra bên ngoài, tuy nhiên lò chỉ thực sự tác động trên các lớp bên ngoài thực phẩm, sưởi ấm thực phẩm qua các phân tử nước bên ngoài. Phần bên trong của thực phẩm được làm nóng nhờ sự chuyển nhiệt từ bên ngoài vào bên trong. Điều này giải thích tại sao lò vi sóng có thể nấu chín một khổ thịt quá dày. Để thức ăn chín đều và ngon thì nên thái thành thớ nhỏ.
- Nên sử dụng đĩa hình tròn hay hình oval thay cho đĩa hình chữ nhật hoặc hình vuông vì những đĩa này dễ gây ra cháy đồ ăn đặt ở góc.
- Sắp xếp đồ ăn cẩn thận, phần dày nên đặt ra phía ngoài rìa của đĩa nấu.
- Nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ, gây bẩn lò kể cả khi lò đã ngưng hoạt động. Những thực phẩm có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín hoặc thức ăn có lớp da dày, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.
- Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không nên đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.
- Các loại dầu như dầu ôliu không thể làm nóng trong lò vi sóng vì các phân tử của nó thiếu sự phân cực trong nước. Đây là lý do vì sao mà bơ đông lạnh thường khó được rã đông trong lò vi sóng.
- Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.
- Không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn tay, khăn bàn… vì có thể làm cháy vải và gây hỏa hoạn.
- Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.
- Xem xét thời gian nấu, nên đặt ở thời gian ít nhất theo dự đoán, nấu thêm nấu cần. Việc nấu quá lửa dễ gây cháy hoặc nóng chảy.
Phó giáo sư Chiến cho biết, sóng vi ba khá nguy hiểm nên nhà sản xuất đã hạn chế ảnh hưởng của sóng bằng những vỏ bọc bằng sắt. Tuy nhiên để an toàn, không nên đứng gần lò quá nhiều, dùng quá nhiều. Không tự ý tháo rời phần vỏ bọc bảo vệ năng lượng sóng của lò.
Lò vi ba có công suất khá lớn nên để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng, không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện, bàn ủi... Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Nên đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò, tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò.
Không đặt lò vi sóng gần tivi hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị đó. Vị trí đặt tốt nhất là hãy để lò cách tivi hoặc radio tối thiểu 4m. Ngoài ra, giữ lò vi sóng cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm. Nên đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, có thể khử mùi cho lò vi sóng bằng cách cho một cốc nước có vỏ chanh hoặc cam vào sâu khoang lò trong 5 phút. Lau sạch lại và làm khô với vải mềm.
Lê Phương
Tuy nhiên nếu sử dụng lò vi sóng không đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Anh Thanh, quận 3, TP HCM, vẫn còn nhớ vụ làm cháy lò vi sóng khi qua nhà người anh họ chơi. Do lò đã cũ, anh lại cho chén kim loại đựng thức ăn vào để hâm nóng nên có tiếng nổ nhỏ. "Tuy không đến nỗi văng mảnh tứ tung nhưng lúc mở lò ra thì có mùi khét và khói bốc lên, lò bị cháy mất nguồn nên sau đó mình phải mua lại cái lò mới", anh Thanh cho biết.
Chị Hà An, nhân viên tư vấn của một cửa hàng điện máy tại Thủ Đức cho biết, thông thường mỗi loại lò vi sóng đều có hướng dẫn sử dụng riêng bằng tiếng Việt rất rõ ràng. Người tiêu dùng cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn an toàn cho từng sản phẩm trước khi sử dụng. Hiệp hội Phục vụ Chuyên nghiệp bao gồm các nhà sửa chữa lò nướng ở Mỹ từng tiến hành một cuộc khảo sát, cho thấy hơn 56% những lò vi sóng được sử dụng có thời gian từ hai năm trở đi có mức rò rỉ bức xạ cao hơn 10% so với mức chuẩn an toàn được quy định bởi Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ FDA.
Lưu ý để sử dụng lò vi sóng an toàn:
- Quan trọng là không nên sử dụng các đồ dùng bằng kim loại để đựng thức ăn khi cho vào quay trong lò vi sóng. Những vật bằng kim loại này trong nhiều trường hợp có thể tạo ra nguy cơ phóng điện từ nguồn và gây nổ. Nên dùng các vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ... vừa an toàn, vừa giúp thức ăn mau được đun nóng hơn vì sóng vi ba có thể đi qua những chất liệu này để làm nóng thực phẩm dễ dàng.
- Tránh không chạy lò vi sóng khi bên trong không có thức ăn, hoặc lò hoạt động ở công suất cao, trong thời gian khá lâu mà lượng thức ăn cho vào lại ít. Những điều này dẫn đến việc các tia bức xạ không được hấp thụ hết sẽ phản xạ liên tục bên trong ngăn chứa và gây nổ. Giải pháp là nên đặt thường xuyên một cốc nước bên trong ngăn quay phòng trường hợp người sử dụng vô tình cho chạy lò vi sóng, chọn chế độ quay phù hợp với lượng thức ăn cho vào.
- Nếu không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
- Đồ đặt trong lò rất nóng do nhiệt độ truyền từ lò sang, do đó phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn khỏi lò.
- Không vận hành khi lò vi sóng bị hỏng các mồi hàn hoặc phích cắm. Lò vi sóng không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây tai nạn khó lường. Nếu nguồn cung cấp điện có vấn đề, cần đến gặp nhà sản xuất, trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa có tay nghề.
- Nguy cơ nhất là những máy sử dụng lâu rất dễ bị hở, cong, vênh, các bức xạ vi sóng sẽ phát ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến người sử dụng. Bản chất của việc này dựa trên những tác động của bức xạ điện từ như suy yếu màng tế bào, tác động đến hệ miễn dịch, làm đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng lâu dài đưa đến những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tăng nguy cơ đau ruột thừa… Hiện nay thiết kế của các lò vi sóng cho phép máy không hoạt động khi cửa không được đóng kín, hoặc bị hở, do đó không nên tự ý thay đổi kết cấu của lò vi sóng.
Lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng:
- Nhiều người tin rằng lò vi sóng nấu chín thức ăn từ bên trong ra bên ngoài, tuy nhiên lò chỉ thực sự tác động trên các lớp bên ngoài thực phẩm, sưởi ấm thực phẩm qua các phân tử nước bên ngoài. Phần bên trong của thực phẩm được làm nóng nhờ sự chuyển nhiệt từ bên ngoài vào bên trong. Điều này giải thích tại sao lò vi sóng có thể nấu chín một khổ thịt quá dày. Để thức ăn chín đều và ngon thì nên thái thành thớ nhỏ.
- Nên sử dụng đĩa hình tròn hay hình oval thay cho đĩa hình chữ nhật hoặc hình vuông vì những đĩa này dễ gây ra cháy đồ ăn đặt ở góc.
- Sắp xếp đồ ăn cẩn thận, phần dày nên đặt ra phía ngoài rìa của đĩa nấu.
- Nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ, gây bẩn lò kể cả khi lò đã ngưng hoạt động. Những thực phẩm có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín hoặc thức ăn có lớp da dày, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.
- Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không nên đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.
- Các loại dầu như dầu ôliu không thể làm nóng trong lò vi sóng vì các phân tử của nó thiếu sự phân cực trong nước. Đây là lý do vì sao mà bơ đông lạnh thường khó được rã đông trong lò vi sóng.
- Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.
- Không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn tay, khăn bàn… vì có thể làm cháy vải và gây hỏa hoạn.
- Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.
- Xem xét thời gian nấu, nên đặt ở thời gian ít nhất theo dự đoán, nấu thêm nấu cần. Việc nấu quá lửa dễ gây cháy hoặc nóng chảy.
Phó giáo sư Chiến cho biết, sóng vi ba khá nguy hiểm nên nhà sản xuất đã hạn chế ảnh hưởng của sóng bằng những vỏ bọc bằng sắt. Tuy nhiên để an toàn, không nên đứng gần lò quá nhiều, dùng quá nhiều. Không tự ý tháo rời phần vỏ bọc bảo vệ năng lượng sóng của lò.
Lò vi ba có công suất khá lớn nên để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng, không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện, bàn ủi... Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Nên đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò, tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò.
Không đặt lò vi sóng gần tivi hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị đó. Vị trí đặt tốt nhất là hãy để lò cách tivi hoặc radio tối thiểu 4m. Ngoài ra, giữ lò vi sóng cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm. Nên đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, có thể khử mùi cho lò vi sóng bằng cách cho một cốc nước có vỏ chanh hoặc cam vào sâu khoang lò trong 5 phút. Lau sạch lại và làm khô với vải mềm.
Lê Phương