Banner 468

.
Facebook
RSS

Ẩn họa trong các sản phẩm làm đẹp – Phần cuối Ẩn họa trong các sản phẩm làm đẹp – Phần cuối

-
Kim Mai

(Webtretho) Khi bạn trang điểm, nhuộm da, hay ép thẳng mái tóc, bạn có bao giờ đọc qua danh sách thành phần dài dằng dặc trên những sản phẩm mà bạn dùng? Liệu chúng có thực sự an toàn, hay là bạn chỉ đang nghe những lời “che mắt” của quảng cáo?
Hãy điểm mặt những mối nguy tiềm tàng trong công nghệ “hóa phép nhan sắc” và tham khảo những giải pháp thay thế ít nguy hại hơn!

Trị nám bằng Hydroquinone

Ẩn họa trong các sản phẩm làm đẹp – Phần cuốiWebtretho - Trị nám và sạm da bằng hóa chất kéo dài có thể dây tổn thương cho da.
Trị nám và sạm da bằng hóa chất kéo dài có thể dây tổn thương cho da. Ảnh: Corbis.
Hydroquinone là dược chất được chỉ định theo toa hoặc sử dụng không theo toa có hạn chế. Bác sĩ da liễu thường chỉ định hydroquinone để điều trị các đốm đồi mồi hoặc thâm nám. Lạm dụng hydroquinone có thể gây nên tình trạng da mất màu (bệnh bạch biến). Các thí nghiệm trên động vật cũng đã cho thấy mối liên hệ giữa hóa chất này với nguy cơ ung thư, mặc dù nguy cơ trên con người là không rõ ràng. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về mức độ an toàn của hydroquinone.
Giải pháp thay thế: Trị thâm nám bằng laser
Liệu pháp tái tạo bề mặt da bằng laser sử dụng loại tia laser đặc biệt để loại bỏ lớp tế bào trên cùng của da. Phương pháp này – được thực hiện bởi các bác sĩ da liễu – có thể làm thu nhỏ các đốm đồi mồi và làm mờ vùng thâm nám mà không cần sử dụng chất làm trắng trong thời gian dài. Hạn chế của phương pháp này là tốn kém, gây đau, mất thời gian để da lành và có nguy cơ nhỏ để lại sẹo hoặc mất màu da.

Sơn sửa móng tay, móng chân

Các sản phẩm làm móng chứa một loạt các hóa chất bao gồm formaldehyde, phthalates, acetone, hoặc toluene. Khí thoát ra từ các chất này gây kích ứng da, mắt, mũi và đường hô hấp. Các phản ứng này phổ biến ở thợ làm móng hơn so với khách hàng. Sơn sửa móng tay và móng chân cũng có thể khiến bạn bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn, đặc biệt là nếu dụng cụ làm móng không được tiệt trùng đúng cách.
Giải pháp: Giảm thiểu các nguy cơ
Trước khi làm móng tay và móng chân, hãy kiểm tra mức độ sạch sẽ của cửa tiệm hoặc salon bạn định chọn. Hãy từ chối dịch vụ nếu bạn thấy nghi ngờ về chất lượng vệ sinh hoặc khử trùng của cửa tiệm. Không cạo lông chân trước khi làm móng, và không đến các salon móng nếu da bạn bị trầy xước, đứt hoặc có vết thương hở.

Sản phẩm chăm sóc cá nhân chứa phthalates

Phthalates là các chất hóa học được dùng để làm các sản phẩm mềm dẻo và linh hoạt hơn. Chúng được tìm thấy trong đồ chơi, bao bì thực phẩm và một số sản phẩm làm đẹp bao gồm sơn móng tay, dầu gội đầu và xà phòng. Hai nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp xúc với phthalates trong thời gian mang thai có thể dẫn đến sự phát triển bất thường ở bé trai sơ sinh, bao gồm nồng độ hormone thấp và kích thước cơ quan sinh dục nhỏ. Tuy nhiên, cơ quan quản lý dược của Mỹ cho rằng chưa có đủ bằng chứng để kết luận phthlates gây ra các nguy cơ sức khỏe.
Giải pháp: Chọn sản phẩm không chứa phthalates
Nếu bạn lo ngại về phthalates, hãy chọn những sản phẩm không có chứa chất này trong thành phần với các tên gọi dẫn chất như dibutylphthalate, dimethylphthalate, diethylphthalate…, butyl ester hoặc chất làm dẻo plasticizer. Bạn cũng cần biết rằng phthalates cũng được tìm thấy trong ván ốp sàn, rèm phòng tắm, bao bì thực phẩm và rất nhiều nhu yếu phẩm khác của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da không chứa phthalates nhìn chung đã có thể giúp bạn giảm tiếp xúc với chất này rồi.

Mỹ phẩm chứa parabens

Ẩn họa trong các sản phẩm làm đẹp – Phần cuốiWebtretho - Nhiều sản phẩm trang điểm chứa thành phần gây hại, trong đó có chất bảo quản …
Nhiều sản phẩm trang điểm chứa thành phần gây hại, trong đó có chất bảo quản parabens. Ảnh: Gettyimages.
Parabens là chất bảo quản được tìm thấy phổ biến nhất trong mỹ phẩm, bao gồm mỹ phẩm trang điểm, kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc tóc. Một nghiên cứu đã tìm thấy sự hiện diện của chất này trong các u ở ngực, nhưng điều đó không có nghĩa rằng parabens thực sự gây ra ung thư vú. Các nhà nghiên cứu khác kết luận rằng họ nghi ngờ hàm lượng parabens trong mỹ phẩm có thể gây ung thư.
Giải pháp: Chọn mỹ phẩm không chứa parabens
Nếu bạn lo ngại với chất này, bạn có thể chọn mua các sản phẩm làm đẹp và mỹ phẩm không chứa parabens. Mỹ phẩm dễ hư hỏng hơn nếu không có chất bảo quản, nhưng parabens không phải là chất bảo quản duy nhất. Một số sản phẩm sử dụng vitamin C (ascorbic acid) hoặc vitamin E (tocopheryl acetate) để làm chất bảo quản.

Mỹ phẩm trang điểm có hết hạn?

Nếu bạn đang giữ mấy hộp phấn mắt lấp lánh từng là mốt cách đây gần chục năm, hãy vứt nó đi ngay nhé. Chất bảo quản trong sản phẩm trang điểm có thể mất tác dụng theo thời gian, cho phép vi khuẩn có thể sinh sôi. Các chuyên gia đã đưa ra cho bạn một hướng dẫn đơn giản về thời hạn của mỹ phẩm trang điểm như sau:
  • Phấn nền: 1 năm.
  • Phấn má / phấn bột / phấn mắt: 2 năm.
  • Son môi: 1 năm.
  • Mascara: 3-4 tháng.
Ngoài ra, nếu bạn bị viêm nhiễm vùng mắt, hãy lập tức vứt bỏ đồ trang điểm mắt đang dùng.
Mỹ phẩm trang điểm khoáng có tốt hơn?
Mỹ phẩm khoáng chứa ít chất độn gây kích ứng và chất bảo quản hơn so với mỹ phẩm thông thường, nhưng chúng vẫn chứa các chất gây dị ứng; do vậy, những ai có làn da nhạy cảm nên chọn loại mỹ phẩm chứa càng ít thành phần càng tốt. Mặc dù đã có loại kem chống nắng khoáng chứa kẽm oxit và titan dioxit, nhưng bạn đừng chủ quan nếu muốn bảo vệ da mình dưới nắng. Cách tốt nhất là sử dụng mỹ phẩm trang điểm khoáng bên trên lớp kem chống nắng thông thường của bạn.

CẢM TƯỞNG CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY?

Leave a Reply