(Webtretho) 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, 70% trọng lượng cơ thể con người cũng được cấu thành bởi nước. Nước là nhân tố sống còn cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Muốn tồn tại, con người nhất định phải có nước; muốn khỏe mạnh, nhất định phải uống đủ nước; nhưng thật sự chúng ta cần phải uống bao nhiêu để khỏe mạnh và để hồi phục thể trạng sau cơn bệnh?
>> Luật của vợ
>> Con khổ dù cha mẹ dạy “đúng bài”
>> Mênh mông ngày cũ
>> Đàn ông háo sắc kém cỏi khi ‘yêu’
>> Dịch vụ lạ dịp Tết
>> Luật của vợ
>> Con khổ dù cha mẹ dạy “đúng bài”
>> Mênh mông ngày cũ
>> Đàn ông háo sắc kém cỏi khi ‘yêu’
>> Dịch vụ lạ dịp Tết
Có rất nhiều kiến nghị về lượng nước cần uống hàng ngày nhưng sự thật nhu cầu nước của bạn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, bao gồm những loại hoạt động bạn tham gia, nơi sinh sống, điều kiện sức khỏe…
Có một điều chắc chắn là mọi cơ quan trong cơ thể đều cần nước làm chất xúc tác.
Có một điều chắc chắn là mọi cơ quan trong cơ thể đều cần nước làm chất xúc tác.
Uống nước ừng ực sẽ khỏi táo bón
Các bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phương pháp uống nước hiệu quả và hữu ích nhất là uống từng ngụm nhỏ và lắt nhắt cả ngày. Tuy nhiên, lý thuyết này không hữu hụng đối với những người mang nỗi khổ bị táo bón, họ phải uống nước ừng ực từng ngụm lớn mới nhanh chóng giải thoát được bầu tâm sự.
Nguyên nhân căn bản gây táo bón gồm hai điều kiện : Phân khô, thiếu độ ẩm nên bị “kẹt” trong ruột già và; cơ quan bài tiết đường ruột yếu, không đủ sức để đẩy chất thải ra ngoài. Uống nước từng hớp lớn, nuốt thật nhanh, nước sẽ ồ ạt tràn vào ruột trong thời gian ngắn nhất và kích thích nhu động của ruột, nhanh chóng đẩy chất thải ra ngoài cơ thể.
Người bị béo phì nên uống nước theo giờ nhất địnhCác chức năng của cơ quan trao đổi chất sẽ không hoạt động bình thường nếu thiếu nước. Để nhanh chóng tìm tại vóc dáng thon thả, bên cạnh số lượng nước cần thiết cho nhu cầu cơ thể, người bị béo phì nên uống một cốc nước nhỏ nửa giờ trước bữa ăn để tạo cảm giác no, và nửa giờ sau bữa ăn uống tiếp một cốc nữa để hỗ trợ hoạt động của cơ quan tiêu hóa và bài tiết.
Uống nước như thế nào khi bị cảm?
Mất nước làm cơ thể rất dễ bị kiệt sức, một hiện tượng thường gặp ở những người đang sốt cao. Phản ứng để tự bảo vệ cơ thể là hạ nhiệt độ, làm mát thông qua một số động thái như ra mồ hôi, thở gấp và dồn dập, tốc độ bốc hơi ẩm trên da tăng nhanh… Và tất cả những biểu hiện trên đều dẫn đến nhu cầu nước rất lớn để bổ sung lượng nước bị thất thoát.
Không ít người bệnh phân vân lo sợ uống nhiều nước sẽ không còn “bụng” để ăn thức ăn tẩm bổ. Nhưng thật ra, bạn có thể bổ sung nước không chỉ bằng nước lọc mà các loại nước ép trái cây giàu dưỡng chất và nhóm vitamin cần thiết cũng có tác dụng tuyệt vời trợ giúp cho quá trình phục hồi sức cho cơ thể đang yếu. Ngoài ra, dung dịch, bao gồm nước, nước trái cây, canh… còn giúp tẩy trôi các chất nhờn bám vào cơ quan hô hấp, tìm lại thông suốt cho cơ quan này và giảm cảm giác khó chịu. Rất nhiều phản ứng hóa học và hoạt động cơ thể cần có chất xúc tác là nước mới có thể vận hành đúng hiệu suất và nhanh chóng bài trừ các vi khuẩn gây hại khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.
Vậy nên khi bạn bị cảm, hãy bổ sung thật nhiều nước, bao gồm cả nước lọc và nước trái cây với số lượng không giới hạn.
“Bệnh” văn phòng
Nước không chỉ giúp cơ thể hồi sức mà còn là một liệu pháp tâm lý hữu hiệu giúp các nhân viên văn phòng làm việc trong môi trường khô hanh của máy lạnh và áp lực nặng nề của “núi” công việc duy trì biểu hiện ưu tú suốt cả ngày:
- Khởi đầu ngày bằng một ly nước lớn. Các tế bào lúc này giống như một miếng bọt biển khô, sẽ “uống lấy uống để” từng giọt nước đưa vào cơ thể, và thải ra sau 40 phút. Đây là một quá trình giải độc quan trọng. Nước suối, mật ong, nước đun sôi rất thích hợp để uống vào buổi sáng. Nên tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh vào đầu ngày; nhiệt độ lý tưởng nhất nên duy trì ở mức 400 C.
- Giảm áp lực giữa ngày bằng một ly nước lớn. Adrenaline thường được gọi là “hormone đau khổ”, tiết ra nhiều dưới áp lực của stress, sẽ tồn đọng trong cơ thể dưới dạng độc tố nếu không được đào thải ra ngoài qua nước mắt, nước tiểu, mồ hôi… Làm việc lâu trong phòng máy lạnh ít có cơ hội toát mồ hôi. Vì vậy, uống thật nhiều nước sẽ thông bàng quang, thúc tiểu tiện để giải phóng adrenaline, giảm hậu quả của stress.
- Xua tan cơn mệt mỏi bằng một cốc nước nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu từ trường đại học London, các sinh viên trước khi vào phòng thi có uống một cốc nước có thể tăng khả năng tập trung và độ tỉnh táo. Tương tự, các nhân viên văn phòng sẽ nâng cao khả năng xử lý tình huống trong những hoàn cảnh căng thẳng.
CẢM TƯỞNG CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY?
LƯU Ý:
Các lời bình dưới đây thể hiện quan điểm của người sử dụng Yahoo!, và KHÔNG thể hiện quan điểm cũng như KHÔNG thuộc trách nhiệm của cơ quan xuất bản bài báo trên đây. |
14 lời bình