Banner 468

.
Facebook
RSS

Nguy cơ nhiễm độc tố gây ung thư gan nếu dùng gừng không đúng cách

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Nhưng nếu ăn gừng tươi bị dập sẽ nhiễm một loại độc tố mạnh gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.


Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đườnguống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Nguy cơ nhiễm độc tố gây ung thư gan nếu dùng gừng không đúng cách 1
Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trịngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Lưu ý khi dùng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng khó bảo quản, củ gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).

[ Read More ]

7 thứ "kỵ" đừng ăn cùng thịt gà kẻo "nguy hiểm"

7 thứ "kỵ" đừng ăn cùng thịt gà kẻo "nguy hiểm"

Thịt gà sẽ thật nhạt nhẽo khi không có sự kết hợp với các món phụ. Tuy nhiên, một số sự kết hợp giữa thịt gà và các món phụ lại khiến chúng trở nên độc hại mà bạn cần phải loại bỏ ngay.
Thịt gà là món ăn được xếp vào hàng “sang chảnh” trong thế giới ẩm thực. Mặc dù có rất nhiều món ăn mới, hấp dẫn hơn nhưng trong mâm cỗ thì thịt gà là món ăn không thể thiếu.
Vì không chỉ ngon miệng mà nó còn có giá trị dinh dưỡng cao, thậm chí các bài thuốc từ thịt gà cũng chữa bệnh rất tốt.
Việc kết hợp thịt gà với các nhóm thực phẩm khác nhau sẽ giúp tăng hương vị món ăn, khiến bạn có cảm giác ngon hơn mà không bị ngán khi thường xuyên ăn thịt gà.
Tuy nhiên rất nhiều sự kết hợp sai trong khi ăn thịt gà gây nên những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
thịt gà, cá chép, món ăn 
Thịt gà kết hợp với tỏi và hành sống
Rất nhiều vùng miền có thói quen ăn thịt gà chấm muối kèm với vài lát hành củ khô hay vài miếng tỏi, nhất là nam giới rất chuộng sự kết hợp này.
Tuy nhiên, theo giới Đông Y thì thịt gà tính ngọt, ấm; tỏi tính nhiệt; hành tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.
Ăn thịt gà chấm muối vừng là một sự kết hợp sai lầm với người ăn. Bởi vừng có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong.
Trong khi vị cay của canh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp thực phẩm dưỡng huyết khu phong với thịt gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, u tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não.
Thịt gà và cơm nếp
thịt gà, cá chép, món ăn
Đây là sự kết hợp phố biến ở tất cả các vùng miên của Việt Nam.Thịt gà, cơm nếp đều có vị ngọt, tính ấm khi kết hợp với nhau sẽ tạo cơ hội phát sinh sán dây, sán sơ mít rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng,
Do đó, những ai có thói quen thích ăn cơm nếp với thịt gà thì nên từ bỏ ngay từ bây giờ nếu không muốn cơ thể của mình dùng để cho sán làm tổ khi ăn quá nhiều.
Thịt gà và cá chép
Thịt gà tính ôn, cá chép tính hàn khi kết hợp 2 thực phẩm này sẽ khiến bạn dễ dàng bị nổi mụn, phát nhọt.
Thịt gà và tôm
Thịt gà và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong - ngứa ngáy khắp người. Vì cả hai thực phẩm này đều thuộc tính ôn.
Thịt gà và rau cải
Rau cải tính hàn, thịt gà tính ấm nếu kết hợp với nhau sẽ dễ phát sinh bệnh lỵ vì sự “giao tranh” giữa nóng và lạnh gây nên.
Thịt gà và rau răm
Rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.
Lưu ý: Không chỉ những sự kết hợp như trên là cần phải tránh mà những người có chứng dị ứng, cao huyết áp, bị sẹo lồi, người đang bị bệnh thủy đậu thì không nên ăn thịt gà vì rất có hại.
(Theo Trí Thức Trẻ)
[ Read More ]

Những món thịt gà nhiều người khoái khẩu nhưng độc hại

Những món thịt gà nhiều người khoái khẩu nhưng độc hại

Thịt gà rất ngon và có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng cũng có những bộ phận của gà ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe.
Trong chúng ta chắc hẳn có rất nhiều người thích ăn thịt gà nhưng có lẽ không phải ai cũng biết hết những giá trị dinh dưỡng từng bộ phận của con gà và những bộ phận nào thì không nên ăn.
Những bộ phận không nên ăn
Phao câu
Đây là phần ở vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh, thậm chí cả các chất gây ung thư, nhưng lại không thể phân giải chúng. Do vậy các chất độc đều đọng lại ở phần phao câu, lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh.
Da gà
Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt khi chúng ta làm món gà quay, sau khi thịt gà được quay chín, cholesterol trong da gà sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, khi ăn thịt gà, tốt nhất nên bỏ da đi, và tuyệt đối không nên dùng riêng da gà làm các món ăn.
thịt gà, món ăn, chất độc
Có nhiều bộ phận của thịt gà nhiều người thích ăn nhưng lại tiềm ẩn độc hại.

Cổ gà
Cổ gà thường có ít thịt, nhưng lại tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Nếu ai có sở thích ăn thịt cổ gà, thỉnh thoảng ăn cho đỡ thèm và khi ăn bóc bỏ lớp da đi thì không sao, còn thì không nên ăn nhiều, vì một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Phổi gà
Chuyên gia dinh dưỡng Vương Hưng Quốc chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà cũng là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.
Phổi cũng là bộ phận dung nạp các mầm bệnh trong người con gà, sau khi gà bị giết thịt, trong phổi vẫn còn các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các loại vi khuẩn kháng nhiệt tốt (hay các vi khuẩn ưa nhiệt) thì cho dù ở nhiệt độ cao chúng cũng không chết hẳn, ăn vào người có thể gây nguy hại đến sức khỏe của chúng ta.
Mề gà
Mề gà là cái dạ dày của con gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Vì vậy, những chất độc hại có thể còn tồn lại ở đây, cho nên tốt nhất chúng ta cũng không nên ăn.
Giá trị dinh dưỡng từng bộ phận của con gà
Trứng gà: Vị ngọt nhẹ, giúp an thần, điều hòa ngũ tạng và dưỡng thai với các bà bầu.
Gan gà: Vị ngọt bùi, có tác dụng bổ gan, thận, đặc biệt tốt cho những người bi đau tim.
Túi mật: Vị đắng, tính hàn, hiệu quả với những người bị bệnh tiêu chảy, bệnh trĩ và đặc biệt cực kì tốt cho những trẻ em mắc bệnh ho gà.
Tiết gà: Vị mặn, có tác dụng an thần tĩnh trí, bài trừ các chất độc trong cơ thể, trị bệnh co giật và xuất huyết ở trẻ em.
Thịt gà: Tốt cho dưỡng dương khí, làm ấm ruột non, thịt của gà mái nuôi con có thể trị được bệnh phong hàn cũng như giảm suy nhược cơ thể sau khi khỏi bệnh. Thịt gà còn có tác dụng thanh nhiệt, bổ khí huyết và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
Ngoài ra các phần khác như mỡ gà, ruột gà, não gà đều được coi là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
(Theo nhân dân nhật báo/ ĐSPL)
[ Read More ]

Vì sao chúng ta lại ăn thịt bò khô vắt chanh?

Vì sao chúng ta lại ăn thịt bò khô vắt chanh?

 08/12/2014 |  Quế Chi |  134 lượt xem

Cùng tìm hiểu lý do gì giúp loại gia vị đặc biệt này làm món thịt bò khô trở nên “tuyệt cú mèo”.
Vào tiết trời se lạnh thế này, có đĩa thịt bò khô với nửa quả chanh thật không còn gì bằng. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, vì sao thịt bò khô vắt thêm chút chanh hay quất ăn lại thơm, ngon và ngọt hơn không?
vi-sao-chung-ta-lai-an-thit-bo-kho-vat-chanh1
Cùng đi tìm lời giải cho thói quen ai cũng biết mà chưa chắc hiểu dưới đây nhé!

1. Vì cả 2 đều có nhiều axit

vi-sao-chung-ta-lai-an-thit-bo-kho-vat-chanh2
Thịt bò chứa nhiều axit amin: Axit amin trong thịt bò (dù thịt bò khô hay thịt bò thường) giúp bổ sung năng lượng cho cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể.
vi-sao-chung-ta-lai-an-thit-bo-kho-vat-chanh3
Trái chanh chứa axit citric (C6H8O7): Hàm lượng axit citric trong mỗi trái chanh khoảng 0,030 mol/L – chiếm 8% khối lượng khô của trái chanh.

2. Xảy ra phản ứng hóa học axit với axit

vi-sao-chung-ta-lai-an-thit-bo-kho-vat-chanh4
Khi vắt thêm chanh vào thịt bò, axit citric kết hợp với axit amin, tạo thành muối amino.
vi-sao-chung-ta-lai-an-thit-bo-kho-vat-chanh5
Muối amino nói chung có vị ngọt, bởi vậy, việc vắt thêm chút chanh vào thịt bò khô không những khiến thịt bò thơm mà còn ngọt hơn.

3. Trường hợp tương tự

vi-sao-chung-ta-lai-an-thit-bo-kho-vat-chanh6
Điều này cũng đúng khi bạn vắt thêm chút chanh, quất hay giấm vào bát phở bò. Gia vị đơn giản này sẽ giúp miếng thịt bò ngọt hơn đáng kể.
Theo Trí Thức Trẻ, Wikipedia
[ Read More ]

Những cấm kỵ không ngờ khi ăn thịt bò

Những cấm kỵ không ngờ khi ăn thịt bò

 14/05/2015 |  Hao Nguyen |  217 lượt xem

Bạn cần đặc biệt lưu ý những nguyên tắc về bệnh phải kiêng thịt bò và những thực phẩm không nên ăn cùng thịt bò.

Thịt bò là loại thịt bổ dưỡng được ưa thích sử dụng trong gia đình. Thời trước, thịt bò được coi là món ăn xa xỉ chỉ xuất hiện trong mâm cơm mỗi dịp trang trọng hoặc lễ, tết.
Ngày nay, tuy thịt bò đã trở thành món ăn phổ biến nhưng không vì thế mà lạm dụng thịt bò vì món ăn này tuy bổ dưỡng nhưng ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe.
Thêm nữa, cần đặc biệt lưu ý những nguyên tắc về bệnh phải kiêng thịt bò và những thực phẩm không nên ăn cùng thịt bò.
1. Những thực phẩm không ăn cùng thịt bò:
Lươn, hẹ: Thịt bò không nên ăn chung với lươn và hẹ bởi gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Đậu đen: Ăn đậu đen ngay sau khi vừa ăn thị bò khiến cơ thể không thể hấp thu chất sắt có trong thịt bò.
Đậu nành: Trong thị bò và đậu nành đều có nhiều acid uric. Chất này là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên trong ăn uống, cần tuyệt đối tránh ăn uống 2 thực phẩm này cùng lúc bởi nó có thể gây ra các cơn đau khớp.
Thịt lợn: Thịt bò tính ôn, có tác dụng kích thích chuyển hóa, làm ôn trung ích khí thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa. Còn thịt lợn tính hàn, có tác dụng lương huyết, thích hợp dùng với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón.
Bởi vậy khi kết hợp với nhau, chúng trung hòa nhau và không đạt hết tác dụng hiệu quả.
2. Những bệnh cần hạn chế hoặc không ăn thịt bò:
Người bị bệnh mỡ máu
Thịt bò là một trong những loại thịt đỏ cần ăn hạn chế đối với người bị bệnh mỡ máu vì trong thịt bò có hàm lượng chất đạm cao hơn các loại thịt khác.
Người bị bệnh cao huyết áp
Thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe đặc biệt là người bị cao huyết áp.
Người bị thủy đậu
Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Người bị viêm khớp
Thịt bò là thực phẩm giàu protein. Khi cơ thể tiêu hóa lượng thịt bò đã ăn, nó sẽ sản xuất ra rất nhiều acid.
Những acid này cần các khoáng chất như calci để trung hòa và nếu cơ thể bạn không được bổ sung lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ của mình.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương và bạn còn có thể mắc bệnh loãng xương bên cạnh những nguy hiểm của bệnh viêm khớp vốn có.
Theo báo điện tử Khám phá

[ Read More ]