Luộc khoai tây cho thêm tý sữa sẽ ngon và không ngả màu vàng. Sữa còn khử mùi cho nồi sắt mới, giữ đồ nhôm sạch đẹp, đánh bóng đồ bạc...
- Luộc khoai tây, bắp cải: Khi luộc cho thêm một ít sữa vào, món sẽ vừa ngon, vừa không sợ bị ngả màu vàng.
- Hầm cá: Cho gia vị vào nước nấu sôi, cho cá vào, thêm một thìa canh sữa, vừa khử mùi tanh, cá lại xốp mềm.
- Làm trứng gà cuốn: Cứ 2 quả trứng gà cho thêm một thìa sữa, quấy đều rồi đổ, trứng gà cuốn sẽ mềm mại và ngon ngọt.
- Làm bánh: Khi nhào bột cho thêm một chút sữa, bánh sẽ có màu vàng óng
- Khử mùi gan bò: Dùng vải ướt lau sạch gan bò, cắt thành từng miếng mỏng, ngâm vào sữa sẽ khử hết mùi.
- Khử mùi lạ cho nồi sắt mới: Nồi sắt mới dùng để xào nấu thường có mùi lạ, có thể đem nấu sơ một ít sữa và khoai tây trước khi dùng, mùi lạ sẽ được khử sạch.
- Khử mùi tủ lạnh: Cho một ly sữa nấu sôi vào tủ, có thể khử hết mùi hôi trong tủ nếu mùi đó không nồng nặc lắm.
- Trong trường hợp làm khoai môn, khoai sọ, dọc mùng, rửa bèo cái… tay bạn hay bị ngứa, bạn có thể dùng sữa bò thoa lên, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Khi lỡ lấy bánh ra khỏi khuôn mà bánh chưa được chín kỹ, hãy nhúng bánh thật nhanh vào sữa lạnh rồi đặt bánh vào trong lò hấp lại một lúc để bánh chín.
- Dùng sữa giữ gìn đồ nhôm: Đổ vào ấm nửa lít sữa và đem đun sôi lên. Khi ấm sôi, nhấc xuống để nguội từ từ. Đến khi sữa nguội hẳn, bạn đổ ra và rửa lại bằng nước lã. Ấm sẽ không bị đóng vôi ở đáy.
- Đánh bóng đồ bằng bạc: Những đồ dùng bằng bạc của bạn thường bị cũ. Muốn chúng bóng loáng, mới mẻ trở lại, hãy ngâm những đồ dùng ấy vào sữa chua độ nửa giờ. Sau đó, lấy ra và chải cho thật kỹ, dùng một miếng nỉ đánh bóng lại.
- Đánh bóng đồ bằng da và cây trơn: Bạn có nhiều đồ bằng da như lắc tay, cặp, va ly hay đồ dùng bằng cây không có đánh bóng (verni). Lâu ngày những đồ dùng này bị cũ, mất vẻ bóng loáng lúc đầu. Muốn những đồ vật này bóng trở lại như trước, bạn chỉ việc lấy một miếng nỉ, nhúng sữa tươi chà lên thật mạnh. Sau đó lấy vải khô lau đi.
Cách bảo quản sữa tươi
- Giữ sữa không bị đóng váng: Sữa tươi để từ sáng đến chiều có thể đóng váng vì trong sữa có chất acide lactique. Muốn sữa khỏi bị đóng váng, hãy cho vào chai sữa một ít thuốc muối (Bicarbonate de Soude). Thuốc muối có đặc tính đánh tan chất Acide Lactique.
- Nấu sữa không bị trào: Khi nấu sữa bò, rót một ít nước lên nắp xoong. Khi nước sắp bốc hơi hết là sữa cũng sắp sôi, mở hé vung chờ sữa sôi rồi bỏ hẳn vung ra.
- Nấu sữa không dính xoong: Sữa tươi khi nấu tiệt trùng thường bị dính một lớp dưới đáy, rất dễ khét. Bạn có thể khắc phục bằng cách dùng nước lã tráng qua xoong trước khi nấu.
- Không nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá hủy. Khi sữa đã sôi, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau… với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay.
[ Read More ]
- Luộc khoai tây, bắp cải: Khi luộc cho thêm một ít sữa vào, món sẽ vừa ngon, vừa không sợ bị ngả màu vàng.
- Hầm cá: Cho gia vị vào nước nấu sôi, cho cá vào, thêm một thìa canh sữa, vừa khử mùi tanh, cá lại xốp mềm.
- Làm trứng gà cuốn: Cứ 2 quả trứng gà cho thêm một thìa sữa, quấy đều rồi đổ, trứng gà cuốn sẽ mềm mại và ngon ngọt.
- Làm bánh: Khi nhào bột cho thêm một chút sữa, bánh sẽ có màu vàng óng
- Khử mùi gan bò: Dùng vải ướt lau sạch gan bò, cắt thành từng miếng mỏng, ngâm vào sữa sẽ khử hết mùi.
- Khử mùi lạ cho nồi sắt mới: Nồi sắt mới dùng để xào nấu thường có mùi lạ, có thể đem nấu sơ một ít sữa và khoai tây trước khi dùng, mùi lạ sẽ được khử sạch.
- Khử mùi tủ lạnh: Cho một ly sữa nấu sôi vào tủ, có thể khử hết mùi hôi trong tủ nếu mùi đó không nồng nặc lắm.
- Trong trường hợp làm khoai môn, khoai sọ, dọc mùng, rửa bèo cái… tay bạn hay bị ngứa, bạn có thể dùng sữa bò thoa lên, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Khi lỡ lấy bánh ra khỏi khuôn mà bánh chưa được chín kỹ, hãy nhúng bánh thật nhanh vào sữa lạnh rồi đặt bánh vào trong lò hấp lại một lúc để bánh chín.
- Dùng sữa giữ gìn đồ nhôm: Đổ vào ấm nửa lít sữa và đem đun sôi lên. Khi ấm sôi, nhấc xuống để nguội từ từ. Đến khi sữa nguội hẳn, bạn đổ ra và rửa lại bằng nước lã. Ấm sẽ không bị đóng vôi ở đáy.
- Đánh bóng đồ bằng bạc: Những đồ dùng bằng bạc của bạn thường bị cũ. Muốn chúng bóng loáng, mới mẻ trở lại, hãy ngâm những đồ dùng ấy vào sữa chua độ nửa giờ. Sau đó, lấy ra và chải cho thật kỹ, dùng một miếng nỉ đánh bóng lại.
- Đánh bóng đồ bằng da và cây trơn: Bạn có nhiều đồ bằng da như lắc tay, cặp, va ly hay đồ dùng bằng cây không có đánh bóng (verni). Lâu ngày những đồ dùng này bị cũ, mất vẻ bóng loáng lúc đầu. Muốn những đồ vật này bóng trở lại như trước, bạn chỉ việc lấy một miếng nỉ, nhúng sữa tươi chà lên thật mạnh. Sau đó lấy vải khô lau đi.
Cách bảo quản sữa tươi
- Giữ sữa không bị đóng váng: Sữa tươi để từ sáng đến chiều có thể đóng váng vì trong sữa có chất acide lactique. Muốn sữa khỏi bị đóng váng, hãy cho vào chai sữa một ít thuốc muối (Bicarbonate de Soude). Thuốc muối có đặc tính đánh tan chất Acide Lactique.
- Nấu sữa không bị trào: Khi nấu sữa bò, rót một ít nước lên nắp xoong. Khi nước sắp bốc hơi hết là sữa cũng sắp sôi, mở hé vung chờ sữa sôi rồi bỏ hẳn vung ra.
- Nấu sữa không dính xoong: Sữa tươi khi nấu tiệt trùng thường bị dính một lớp dưới đáy, rất dễ khét. Bạn có thể khắc phục bằng cách dùng nước lã tráng qua xoong trước khi nấu.
- Không nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá hủy. Khi sữa đã sôi, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau… với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay.
Khánh Hòa tổng hợp