Banner 468

.
Facebook
RSS

Nuốt nghẹn tức ngực, coi chừng ung thư thực quản


Tức ngực, có cảm giác nghẹn khi ăn uống, đến khi không thể nuốt được ông Minh 52 tuổi mới đến bệnh viện khám, phát hiện một khối u to trong thực quản.

Bệnh nhân vào khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) trong tình trạng nôn ra máu. Hai tháng trước, người bệnh thấy tức ngực, nuốt nghẹn khi ăn uống nhưng không đi khám vì cho là không quan trọng.
Nghi ngờ có khối u, bác sĩ nội soi cấp cứu cho bệnh nhân và phát hiện khối u thực quản cứng, trên bề mặt khối u có vết loét sâu đang chảy máu tươi. Đây là một trường hợp ung thư thực quản có biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
Khối u tìm thấy trong thực quản của một bệnh nhân.
Ông Minh không phải là trường hợp duy nhất nhập viện khi bệnh đã diễn tiến nặng. Nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện thì khối u đã quá to, gây biến chứng, thậm chí di căn khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
Ung thư thực quản là bệnh lý có khối u ác tính trong lòng thực quản (ống nối từ họng xuống dạ dày có nhiệm vụ đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày). Bệnh không phổ biến như ung thư dạ dày nhưng tỷ lệ tử vong cao.
Loại ung thư này thường gặp ở đàn ông trung niên (trên 50 tuổi). Bệnh nhân thường không có triệu chứng, hoặc chỉ nuốt đau, nuốt vướng hay đau ngực khi ăn uống. Các triệu chứng này không rõ ràng và thoáng qua, nên rất dễ bị bỏ qua. Bệnh nhân ít chú ý các triệu chứng này và thường không đi khám bệnh, thậm chí một số trường hợp bác sĩ phải hỏi kỹ, bệnh nhân mới nhớ ra các triệu chứng này đã có từ vài tháng trước.
Bệnh nhân thường cảm giác mắc nghẹn, không thể nuốt thức ăn vào được hoặc có cảm giác có cục gì chặn lại giữa cổ họng rất khó chịu. Nếu cố gắng nuốt sẽ cảm giác bị ngạt thở, tức ngực, thậm chí bị ọe ngược ra. Triệu chứng ban đầu có thể chỉ là nghẹn với thức ăn to, cứng, sau đó sẽ đến thức ăn mềm hơn cũng nghẹn, khi bệnh tiến triển thì thức ăn lỏng như cháo cũng nghẹn, thậm chí nước uống cũng mắc. Khi có triệu chứng nuốt nghẹn là bệnh đã tiến triển, khối u đã lớn và làm hẹp lòng thực quản ít nhất 50%.
Biến chứng của ung thư thực quản chủ yếu là suy kiệt dần do không ăn uống được. Ung thư thực quản có thể chèn ép xâm lấn khí phế quản nằm bên cạnh gây khó thở. Ung thư thực quản có thể xâm lấn tạo một đường dò từ thực quản sang khí phế quản (đường dẫn khí từ mũi họng xuống phổi) làm bệnh nhân bị ho sặc thường xuyên hoặc gây viêm phổi.
Biến chứng xuất huyết tiêu hóa thường rất ít gặp, triệu chứng chủ yếu là đi cầu phân đen hoặc ói ra máu. Cuối cùng bệnh càng ngày càng tiến triển và di căn phổi, di căn xương, di căn gan.
Hiện không xác định rõ ràng nguyên nhân gây ung thư thực quản. Các yếu tố nguy cơ như uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, ăn thức ăn có nhiều chất nitrates (trong thành phần của đồ hộp, thịt nguội), thói quen ăn uống đồ nóng, nhất là uống trà nóng, chế độ ăn thiếu một số chất vi lượng như kẽm, vitamine A. Người bị viêm loét thực quản do tự tử bằng hóa chất trước đó (nhất là thuốc tẩy); người bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài.
Điều trị triệt để ung thư thực quản giai đoạn tiến triển có kết quả rất hạn chế do người bệnh nhập viện muộn. Các phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt đoạn thực quản ung thư, hóa trị và xạ trị hỗ trợ trước phẫu thuật có thể làm tăng tỷ lệ thành công của điều trị. Trong trường hợp bệnh đã tiến triển quá giai đoạn phẫu thuật, việc điều trị chỉ giúp giải quyết triệu chứng bằng cách đặt ống thông (stent) trong thực quản qua nội soi làm bớt hẹp lòng quản giúp bệnh nhân ăn uống được.
Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị bằng phẫu thuật sẽ cho kết quả tốt. Có thể dùng phương pháp mới là nội soi cắt bỏ lớp bề mặt trên cùng của vùng ung thư khi khối u còn nhỏ và chưa ăn sâu vào các lớp bên dưới. Phương pháp này được gọi là “Cắt hớt niêm mạc qua nội soi”.
Để phòng tránh ung thư thực quản, mọi người nên bỏ rượu và thuốc lá, tránh ăn nhiều đồ hộp, bỏ thói quen ăn thức ăn còn quá nóng, uống trà quá nóng, ăn nhiều rau xanh. Người đã có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nên tuân thủ điều trị của bác sĩ và tái khám theo định kỳ.
Nội soi dạ dày là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, ợ ngược, nóng rát ngực hay cảm giác vướng cổ, nuốt vướng nên đi khám bệnh và nội soi. Người đã có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài càng nên đi khám sớm.
Thạc sĩ - Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương
Phó khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
[ Read More ]

Mẹo giữ màu xanh cho rau luộc


Để rau luôn có màu xanh sau khi luộc, các chị em đã biết bí quyết chưa?
Rau luộc là món ăn đơn giản nhất nhưng không phải chị em nào cũng giữ được nguyên màu cho rau sau khi luộc. Chính vì thế nhiều chị em vẫn còn cảm thấy "áy náy" vì món rau kém hấp dẫn về màu sắc, nhất là mỗi khi nhà có khách.

Rau luộc không chỉ đơn giản là cho vào nước sôi, đợi chín là vớt ra. Khi nấu ăn bất cứ một món nào đó, dù đơn giản hay phức tạp, điều quan trọng để làm cho món ăn đó ngon và hấp dẫn, trước tiên đó chính là niềm say mê nấu nướng và sau cùng mới là bí quyết.

Ở món rau luộc cũng vậy, tuy dễ mà lại không hề dễ chút nào cả. Chị em có thể tham khảo một vài mẹo dưới đây để đĩa rau nhà mình thêm hương sắc nhé:

Cách 1: Cho muối vào nước luộc

Cho vào nước luộc một ít muối vì muối làm tăng độ nóng của nước sẽ làm rau xanh hơn. Chị em lưu ý, lượng muối vào vừa phải, nếu không món rau luộc của bạn sẽ có vị như là canh.

Cách 2: Cho dầu ăn vào

Với cách luộc rau này thì không mất nhiều thời gian làm lạnh sau khi luộc. Chị em có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc trước khi vớt rau ra. Nhờ lớp dầu ăn bên ngoài, rau của bạn sẽ xanh và bóng hơn.
Khi nấu ăn bất cứ một món nào đó, dù đơn giản hay phức tạp, điều quan trọng để làm cho món ăn đó ngon và hấp dẫn, trước tiên đó chính là niềm say mê nấu nướng và sau cùng mới là bí quyết (Ảnh từ Internet)

Với cách này bạn có thể để rau sau nhiều giờ mà rau không bị đổi mầu, nhưng nước luộc sẽ có ít mỡ, tùy theo khẩu vị gia đình để bạn lựa chọn cách luộc rau phù hợp nhé.

Cách 3: Vắt thêm chanh hoặc dấm

Một cách khác nữa là chị em có thể vắt vài giọt chanh, hoặc vài giọt dấm, làm như thế vừa giữ được nguyên màu của rau, vừa không làm mất hương vị ban đầu. Cách này có thể áp dụng cho súp lơ, cà rốt…

Cách 4: Cho vào nước đá ngay khi luộc

Ngay khi vừa vớt rau ra khỏi nồi, hãy cho rau vào ngay vào bát nước lọc, có vài viên đá lạnh nhỏ trong đó. Sau đó, để rau đã nguội hoàn toàn mới vớt ra, để ráo, xếp vào đĩa. Cách này sẽ giúp rau của bạn xanh hoặc giữ nguyên màu trong nhiều giờ.

Chú ý nhiệt độ nước luộc


Khi luộc rau, cần đun nước với ngọn lửa thật lớn, để cho nước sôi thật già mới thả rau vào. Nếu bạn để nước chưa kịp sôi hoặc sôi lăn tăn mà đã vội vàng thả rau vào thì chắc chắn đến khi rau chín, màu của rau đã chuyển sang màu úa vàng.

Lưu ý, khi luộc bạn không nên đậy nắp vung, nước phải ngập phần rau luộc, rau luộc chín tới nên vớt ra luôn, nếu không rau lại bị nhừ, mất màu xanh.

(Tổng hợp)

LƯU Ý

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:

1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.
2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.
3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.
4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.
5. Không đăng các quảng cáo thương mại.
6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.
7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.

Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.

Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

[ Read More ]