Banner 468

.
Facebook
RSS

Chị em giải mã tín hiệu cơ thể

-
Kim Mai

Tay bị lạnh, chảy máu chân răng, chuột rút bắp chân… những dấu hiệu đó nói lên điều gì?
Mỗi dấu hiệu đều có nguyên nhân riêng, chúng ta cần phải phân biệt dấu hiệu nào không cần phải lo lắng và dấu hiệu nào đòi hỏi phải nhanh chóng tìm gặp bác sĩ.
1.    Chuột rút ở chân

Nguyên nhân phổ biến: Có thể do đứng hoặc ngồi lâu ở cùng một vị trí. Cũng có thể do hậu quả một ngày đi giày cao gót dẫn đến bị chuột rút sau khi bỏ giày 1 giờ hoặc vào ban đêm. Chuột rút ở chân còn do mất nước hoặc mất cân bằng điện giải.

Nguyên nhân ít xảy ra: Một số loại thuốc gây ra co giật (statiny, thuốc kháng histamin, estrogen hoặc thuốc chống loãng xương), những loại thuốc này làm cho mạch máu bị thu hẹp, lưu lượng máu đến chân giảm.

Cách xử lý: Uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm giàu chất điện giải như canxi, cali, ma giê (rau xanh, chuối, đậu). 
Nếu phải đứng hoặc ngồi lâu thì sau đấy phải đi bộ và đừng quên thường xuyên luyện tập.

2.    Khô mắt

Nguyên nhân phổ biến: Do làm việc nhiều trên máy tính, xem ti vi thời gian dài, uống nhiều rượu, đi trong thời tiết lạnh và gió. 

Mắt bị khô cũng có thể do một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc cúm và cảm lạnh.

Nguyên nhân ít gặp: Có thể do tăng hoạt động của tuyến giáp, bệnh tự miễn như lupus.                              Cách xử lý: Nhỏ thuốc làm ướt mắt, trời lạnh hoặc gió ra ngoài đường phải đeo kính râm có lọc tia UV. Nếu nhỏ thuốc không có tác dụng hãy đến gặp bác sĩ.     Nhỏ thuốc làm ướt mắt để tránh khô mắt (ảnh minh họa)
3.    Lạnh tay

Nguyên nhân phổ biến: Căng thẳng, sợ hãi, lo lắng có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và gây ra hiện tượng thu hẹp các mạch máu dẫn đến tuần hoàn máu kém. Một số người có bàn tay luôn lạnh hơn mọi người vì tuần hoàn máu của họ chậm hơn.
Nguyên nhân ít phổ biến: Chuột rút ở ngón tay, ngón tay không có cảm giác hoặc bị thay đổi màu sắc (từ màu trắng chuyển sang màu xanh hoặc hơi đỏ) đồng thời bàn tay lạnh, đó là hiện tượng Raynaud mạch máu bị suy giảm, ảnh hưởng đến lưu thông máu. 

Nguyên nhân tiếp theo có thể do bị chặn động mạch hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc, thí dụ như thuốc betablokator.

Cách xử lý: Nếu do nguyên nhân căng thẳng và lo lắng, hãy thở thật sâu và tìm cách thư giãn. Quan trọng là giữ cho bàn tay luôn ấm.

Trong trường hợp tay lạnh không rõ nguyên nhân hoặc tay lạnh quá thường xuyên, cần sớm tìm gặp bác sĩ.
4.    Âm thanh phát ra khi bẻ đốt ngón tay

Nguyên nhân phổ biến: Chất lỏng bao quanh các khớp xương có chứa một số loại khí như ôxy và nitơ. 

Khi bẻ các đốt ngón tay, các chất khí trên được giải phóng tạo ra âm thanh răng rắc. Thỉnh thoảng ta nghe thấy âm thanh không được dễ chịu lắm đó là hiện tượng gân cọ xát vào xương.

Nguyên nhân ít phổ biến: Nếu thấy đau mỗi lần bẻ đốt ngón tay, có thể bạn đã có vấn đề về sụn và khớp, thí dụ viêm khớp.

Cách xử lý: Nếu bẻ đốt ngón tay không thấy đau bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, nếu thấy đau, sưng, ngón tay cử động khó khăn hoặc nóng lên một cách bất thường bạn nên tìm gặp bác sĩ.

5.    Toát mồ hôi ban đêm

Nguyên nhân phổ biến: Sự dao động hoóc môn có thể thay đổi nhiệt độ trong cơ thể dẫn đến ra mồ hôi đêm. Ra mồ hôi trong khi ngủ cũng có thể do rối loạn tuyến giáp.

Nguyên nhân ít phổ biến: Ra mồ hôi ban đêm có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm. 

Ra mồ hôi “trộm” còn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh trầm trọng hơn, thí dụ như bệnh ung thư, bệnh lupus hoặc bệnh lao.

Cách xử lý: Ngủ ở nơi thoáng mát, khăn trải giường và quần áo ngủ dùng vải thấm mồ hôi. Nếu ra mồ hôi ban đêm kéo dài không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt nên tìm gặp bác sĩ.
Chị em giải mã tín hiệu cơ thể
Nếu bị chuột rút hãy uống nhiều nước
6.    Nẻ môi

Nguyên nhân phổ biến: Do thời tiết hanh khô, hay liếm môi. Nguyên nhân tiếp theo có thể do thiếu chất như thiếu sắt, vitamin A, C, hoặc vitamin nhóm B.

Nguyên nhân ít phổ biến: Nẻ môi có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm như moniliaz (nhiễm trùng gây ra bởi nấm men candida, ảnh hưởng đến niêm mạc, da và các cơ quan nội tạng, có hiện tượng đỏ xung quanh các vết nứt). 

Đôi khi nẻ môi còn do phản ứng của da với loại mỹ phẩm mới.

Cách xử lý: Sử dụng thường xuyên kem dưỡng môi, nếu tình hình xấu, có hiện tượng bị nhiễm trùng, cần tìm gặp bác sĩ.

7.    Chảy máu chân răng

Nguyên nhân phổ biến: Chảy máu chân răng có thể do vi khuẩn ẩn náu trong kẽ răng giải phóng ra axit, kích thích lợi gây chảy máu. 

Vi trùng thường xuất hiện khi ra bị stress hoặc trong thời kỳ thay đổi nội tiết (trong quá trình mang thai). 

Sự thay đổi nội tiết làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể với vi trùng. Đánh răng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra chảy máu lợi.

Nguyên nhân ít phổ biến: Trường hợp hạn hữu có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.

Cách xử lý: Quan trọng nhất là phải vệ sinh răng miệng cẩn thận, đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn. 

Tìm gặp bác sĩ – trường hợp mọi biện pháp đều không mang lại kết quả.

CẢM TƯỞNG CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY?

Leave a Reply